Nên tránh để trẻ tập tạ từ nhỏ nếu không muốn con ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Ảnh: Xinhua
Tập tạ là một trong những bộ môn tập luyện được khá nhiều người ưa chuộng. Tập tạ nếu đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích về sức khoẻ, điều hòa giấc ngủ, tăng mật độ xương tự nhiên, duy trì cân nặng, đạt hiệu quả trong quá trình trao đổi chất cũng như ngăn ngừa một số bệnh lý mãn tính.
Cũng chính vì những lý do đó mà các đối tượng ở nhiều độ tuổi khác nhau lựa chọn tập tạ mỗi ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bộ môn này chỉ phù hợp cho từng độ tuổi và đặc biệt không mang lại lợi ích về sức khoẻ đối với cho trẻ đang trong giai đoạn trưởng thành.
Một số nghiên cứu từ các chuyên gia tại trường Đại học Yale (Mỹ) cho thấy, khi tập tạ ở cường độ nặng từ sớm, trẻ sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sự tăng trưởng chiều cao.
Trẻ nên chờ đến đúng lứa tuổi khi cơ xương khớp phát triển hoàn thiện mới bắt đầu tập luyện với những bài tập tạ nặng. Ảnh: Xinhua
Đặc biệt là với trẻ ở độ tuổi từ 7 - 10 nếu đến với bộ môn tập tạ nặng thường có xu hướng thấp hơn khá nhiều so với bạn bè đồng trang lứa. Bên cạnh đó, xương của trẻ cũng dễ bị ảnh hưởng do phải chịu sự tác động lớn và rất dễ nguy hiểm khi gặp chấn thương.
Chưa kể đến, việc trẻ tập tạ từ sớm cũng khiến tâm sinh lý thay đổi bởi bộ môn này ít có sự tương tác chung. Các bé sẽ hình thành thói quen khó hòa nhập, không thích đám động hoặc thậm chí là rất dễ bực tức, cáu gắt...
Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy khuyến khích trẻ lựa chọn bộ môn tập luyện phù hợp, nhất là ở trong môi trường thoáng đãng và có sự giao lưu với nhiều bạn bè đồng trang lứa. Nếu trẻ vẫn mong muốn được luyện tập môn tạ nên để các con tập cùng với huấn luyện viên (PT) để có được những bài tập phù hợp với từng thể trạng của bé.
Đồng thời, cha mẹ cũng khuyến khích các nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung chất đạm để cơ thể của trẻ sớm phục hồi, giảm bớt những cơn đau do các bài luyện tập gây nên.