Đa số
ung thư cổ tử cung
gây ra bởi virus HPV (Human papilloma virus) có thể bị lây nhiễm HPV do quan hệ tình dục với người có HPV thuộc chủng có nguy cơ.
1. Biến chứng có thể xảy ra ở bệnh ung thư cổ tử cung
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư cổ tử cung có thể tiến triển xấu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Các biến chứng nguy hiểm như:
- Vô sinh: Các khối u xâm lấn và tác động đến cổ tử cung – nơi tinh trùng và trứng gặp nhau. Trong một số trường hợp, để điều trị dứt điểm bệnh, đảm bảo tính mạng người bệnh đòi hỏi phải cắt toàn bộ tử cung và buồng trứng, điều này đồng nghĩa với việc phụ nữ mất đi thiên chức làm mẹ.
Thêm vào đó, việc cắt buồng trứng có thể khiến quá trình mãn kinh diễn ra sớm hơn.
Hình ảnh giai đoạn ung thư cổ tử cung.
- Chảy máu bất thường: Trường hợp các khối u xâm lấn vào âm đạo, hoặc di căn đến ruột, bàng quang có thể gây chảy máu, người bệnh đi tiểu có lẫn máu .
- Có thể gây suy thận: Trong một số trường hợp bệnh tiến triển, khối u ung thư có thể chèn ép niệu quản, ngăn chặn dòng nước tiểu ra khỏi thận. Sự tích tụ nước tiểu bên trong thận được gọi là hydronephrosis và có thể khiến thận bị giãn do ứ nước.
C ác trường hợp nghiêm trọng của hydronephrosis có thể khiến thận bị mất hầu hết hoặc tất cả các chức năng của thận (suy thận).
- Đau đớn dữ dội: Thông thường giai đoạn đầu, triệu chứng đau chưa rõ ràng bệnh nhân vẫn chịu đựng được. Nếu ung thư di căn vào các dây thần kinh, xương hoặc cơ bắp..., sẽ gây đau dữ dội. Ở giai đoạn muộn hơn có khoảng 70% bệnh nhân gặp phải triệu chứng này.
Khi ở giai đoạn cuối có hơn 90% bệnh nhân gặp phải và ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sống. Và các nghiên cứu cho thấy rằng biểu hiện của đau đớn trong ung thư rất đa dạng, từ hiện tượng đau của các cơ quan nội tạng, đau do cảm giác tự thân, đau có nguồn gốc thần kinh đến đau do tâm lý của người bệnh.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đau đớn: suy sụp về cơ thể, suy sụp về tinh thần, sợ chết, sợ bệnh viện, lo lắng về gia đình, về công việc…
Để giảm đau các bác sĩ có thể chỉ định được kiểm soát bằng thuốc. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau giúp người bệnh bớt đi đau đớn.
Ngoài ra, các bác sĩ còn chỉ định một số bài tập vật lý trị liệu, liệu pháp tâm lý giúp cho bệnh nhân ung thư được chia sẻ, được chăm sóc, quan tâm…nhằm xoa dịu đau đớn trong quá trình điều trị.
- Gia tăng các cục máu đông: Cũng như các loại ung thư khác, ung thư cổ tử cung có thể làm tăng độ nhớt của máu và dễ hình thành cục máu đông. Nghỉ ngơi tại giường sau phẫu thuật và hóa trị cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông.
Các khối u lớn có thể chèn ép vào các tĩnh mạch trong khung chậu. Điều này làm chậm dòng chảy của máu và có thể dẫn đến cục máu đông phát triển ở chân.Các triệu chứng của cục máu đông ở chân của bao gồm: đau, sưng và đau ở một trong hai chân, da chân nóng và đỏ,...
Một số trường hợp cục máu đông từ tĩnh mạch chân sẽ đi lên phổi và chặn nguồn cung cấp máu. Điều này được gọi là thuyên tắc phổi và có thể gây tử vong.
- Lỗ rò: Đây là một biến chứng hiếm gặp nhưng gây đau đớn cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung tiến triển. Trong hầu hết các trường hợp, lỗ rò có thể phát triển giữa bàng quang và âm đạo. Điều này có thể dẫn đến việc chảy dịch dai dẳng từ âm đạo. Lỗ rò đôi khi có thể phát triển giữa âm đạo và trực tràng.
2. Điều trị ung thư cổ tử cung thế nào?
Nếu chẳng may có mắc ung thư cổ tử cung, sau khi khám các bác sĩ sẽ đánh giá xem xét bệnh đã xâm lấn tới đâu. Đây được gọi là "đánh giá giai đoạn". Dựa vào sức khỏe, các chỉ số, giai đoạn ung thư,.. để từ đó đưa ra quyết định phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh.
Giai đoạn bệnh phản ánh sự phát triển và mức độ xâm lấn của ung thư cổ tử cung. Ung thư có thể ở giai đoạn 1, 2, 3. Con số này càng thấp, ung thư càng ít xâm lấn. Số càng lớn, nghĩa là bệnh ung thư càng nghiêm trọng.
Phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung thường là đa mô thức, tức là gồm nhiều phác đồ điều trị khác nhau, chứ không phải ung thư là mổ như nhiều bệnh nhân vẫn đang lầm tưởng. Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, có thể là phẫu thuật đơn thuần, có thể là xạ trị, cũng có thể là kết hợp giữa phẫu thuật – hóa trị – xạ trị.
Phẫu thuật là phương pháp phổ biến đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, thường có thể là phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung hoặc cắt tử cung toàn bộ, cắt tử cung triệt căn, vét hạch bằng mổ nội soi hoặc mổ mở.
Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa, theo nghiên cứu, tế bào ung thư được tìm thấy trong cổ tử cung và tử cung nhưng chưa xâm lấn sang các mô xung quanh thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm ở giai đoạn này là 92%.
Vì vậy việc tầm soát và phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung phải luôn được đặt lên hàng đầu. Chị em phụ nữ nên quan tâm đển những biểu hiện bất thường, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình, khám phụ khoa định kỳ để không phải lo lắng về căn bệnh nguy hiểm này.
7 dấu hiệu sớm nhắc bạn nên đi kiểm tra ung thư cổ tử cung
SKĐS - Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi 30 trở lên.
Mời độc giả xem thêm video:
Hậu covid- Phục hồi chức năng cho người mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng.