Trang Chủ > Sức khỏe > Nhận biết và đề phòng những biến chứng nguy hiểm của cúm A

Nhận biết và đề phòng những biến chứng nguy hiểm của cúm A

Sức Khỏe và Đời Sống
12/07/2022 09:24:02

Cúm A là gì?

Nhận biết và đề phòng những biến chứng nguy hiểm của cúm A-1

Cách dùng tỏi chống lại cúm và cảm lạnh

ĐỌC NGAY

Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1,H3N2,H5N1, H7N9, thường phát triển và gây bệnh vào mùa đông xuân ở nước ta. Nhưng năm nay bệnh rộ lên, khi giữa mùa hè mà có tới 1/4 số bệnh nhân tới khám tại Khoa Nhi bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mắc cúm A . Tại các bệnh viện khác cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể của bệnh nhận mắc cúm A.

Lý do ca bệnh tăng có thể do điều kiện thời tiết bất thường, đến tháng 5 vẫn còn các đợt không khí lạnh, đây có thể là nguyên nhân thuận lợi cho virus cúm A sinh sản, phát triển. Vì vậy, nhiều chuyên gia lo lắng nguy cơ dịch chồng dịch khi các ca sốt xuất huyết cũng đang gia tăng và dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến khó lường.

Đường lây truyền của virus cúm A

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh cúm A là loại bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm A gây ra và rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng…

Triệu chứng của bệnh cúm A

Nhận biết và đề phòng những biến chứng nguy hiểm của cúm A-2

Ho, hắt xì... là một dấu hiệu cơ bản của cúm A

Triệu chứng ban đầu của bệnh nhân nhiễm cúm A tương tự như những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do tác nhân khác, đó là sốt, viêm long đường hô hấp (như ho, hắt hơi, sổ mũi), đau họng…

Tuy nhiên, ngoài các triệu chứng ban đầu, bệnh nhân mắc cúm A thường sốt cao 39-40 o C, da sung huyết, họng đỏ sung huyết toàn bộ. Đối với trẻ em còn có mệt mỏi, ăn kém, quấy khóc, các trường hợp nặng có thể có khó thở và biến chứng khác.

Đa số những trẻ mắc cúm A sẽ được kê đơn thuốc về điều trị ngoại trú, tuy nhiên những trường hợp có biểu hiện biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản sẽ có chỉ định nhập viện để điều trị.

Những biến chứng do cúm A gây ra

Hầu hết người bệnh mắc cúm A có thể hồi phục trong vòng một tuần mà không cần phải chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng nặng và tử vong do bệnh chuyển thành ác tính.

-Biến chứng viêm phổi thường gặp ở đối tượng là trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.

-Ngoài ra, bệnh còn gây ra viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu.

-Một số trường hợp bệnh cúm A có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong.

-Bệnh dễ chuyển thành ác tính đối với các trường hợp có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận , đái tháo đường , người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ.

-Đặc biệt, biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm A là gây nên phù não và tổn thương gan (xâm nhập mỡ trong gan) được gọi là hội chứng Reye rất trầm trọng và tỷ lệ tử vong rất cao.

-Với phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, tuy nhiên không gây quái thai.

Vì vậy, nếu thấy có các biểu hiện bất thường cần đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế tin cậy, tốt nhất là cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng đáng tiếc

Lời khuyên của thầy thuốc

Nhận biết và đề phòng những biến chứng nguy hiểm của cúm A-3

Rửa tay thường xuyên để phòng bệnh

-Để phòng bệnh cúm cần giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà.

-Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng và khi tiếp xúc với người nghi cúm, cần đeo khẩu trang. -Đặc biệt người nghi là bị cúm hoặc đã xác định mắc bệnh cúm cần đeo khẩu trang khi có tiếp xúc với người khác hoặc lúc ra khỏi nhà .

-Cần thường xuyên vệ sinh không gian sống và khu vực vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày…

-Tiêm vaccine phòng cúm vào trước giao mùa khoảng 3 tháng (vào tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh và cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm.

-Ngoài ra cần chú ý nâng cao thể trạng, đặc biệt cho trẻ em thông qua việc ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin, khoáng chất... theo lứa tuổi và uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày.

-Người lớn và người cao tuổi nên thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao đề kháng.

Nhận biết và đề phòng những biến chứng nguy hiểm của cúm A-4

Cúm dạ dày gia tăng đáng báo động hậu COVID

SKĐS - Trong bối cảnh các biện pháp hạn chế COVID-19 lây lan được dỡ bỏ, mọi người bắt đầu tụ tập nhiều hơn và điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng số ca bị cúm dạ dày.

Mời xem video nhiều người quan tâm:

Chống nắng: Sử dụng mỹ phẩm chứa SPF có đủ không? Thứ tự trang điểm khi dùng kem chống nắng? | SKĐS