Lượng đường trong máu thấp có thể do ăn không đủ chất, suy dinh dưỡng, mang thai, ung thư hiếm gặp và tác dụng phụ của thuốc (trong đó có thuốc kiểm soát đường huyết). Những người không mắc bệnh tiểu đường hoặc đang dùng thuốc cũng có thể có lượng đường máu thấp và dẫn đến hạ đường huyết phản ứng.
Hạ đường huyết phản ứng diễn ra khi cơ thể bạn tiết ra nhiều insulin hơn mức cần thiết sau bữa ăn, dẫn đến giảm lượng đường trong máu. Nhịn ăn cũng khiến cơ thể bạn phải cố gắng duy trì cân bằng nội môi hoặc khi bạn cạn kiệt nguồn dự trữ glycogen và hạ đường huyết.
Ngoài ra, lượng đường trong máu thấp cũng có thể do tập thể dục cường độ cao ở một số người.
Hạ đường huyết khiến chúng ta thường xuyên bị choáng váng, đau đầu (Ảnh đồ họa: Hàn Lâm)
Những dấu hiệu
Mờ mắt: Lisa Richards, chuyên gia dinh dưỡng và là tác giả của quyển Chế độ ăn kiêng Candida chia sẻ: "Mờ mắt là triệu chứng đầu tiên cho thấy bạn bị hạ đường huyết do sự dao động đột ngột của nước mắt. Cũng chính điều này đã khiến mắt thay đổi hình dạng, tầm nhìn có thể bị mờ".
Hay quên: là một triệu chứng của lượng đường trong máu thấp. Đây là kết quả của việc não không nhận đủ glucose để gửi tín hiệu đến cơ thể và cung cấp năng lượng cho tế bào.
Run rẩy, lo lắng: Việc giải phóng epinephrine khi lượng đường trong máu của bạn xuống quá thấp sẽ tạo ra các triệu chứng run rẩy, lo lắng.
Nhức đầu: Những thay đổi trong norepinephrine và epinephrine tác động tới mạch máu, có thể dẫn đến đau đầu.
Nhịp tim nhanh hơn: Nhịp tim nhanh hơn là do sự giải phóng epinephrine khi lượng đường trong máu thấp.
Dễ đói: Khi lượng đường trong máu giảm, cơ thể bạn sản xuất ra các hormone ghrelin để kích thích cảm giác đói, nhắc bạn ăn kịp thời nhằm duy trì lượng đường trong máu
Thèm đường: Nếu lượng đường trong máu thấp, cơ thể bạn sẽ phát tín hiệu "thèm đường" để bạn nạp đường kịp thời.