Trong bối cảnh châu Á đang bùng phát bệnh đậu mùa khỉ, Việt Nam cũng gia tăng nhiều ca mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng, đặc biệt là Covid-19 và cúm A, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra cảnh báo nước ta có thể đối mặt với nguy cơ bệnh khẩn cấp toàn cầu xâm nhập. dịch bệnh mới này hiện đang là mối lo ngại của toàn cầu do có sức lây lan nhanh tại nhiều quốc gia lớn trên toàn thế giới.
bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới. (Ảnh: Vietnamnet)
Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ nào nhưng các chuyên gia và tổ chức y tế đã sớm kích hoạt những biện pháp ứng phó với bệnh không để xảy ra tình trạng bị động. Chia sẻ trên báo Báo , GS-TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã đẩy mạnh biện pháp tăng cường giám sát tại các cửa khẩu và tập trung chú ý các dấu hiệu lâm sàng để có thể kịp thời phát hiện, cách ly ca bệnh.
Việt Nam cũng đã có những biện pháp ứng phó đề phòng dịch. (Ảnh: Hà Nội Mới/Lao Động)
Cũng trong thời điểm này, dịch Covid-19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại khi số ca mắc tăng nhiều so với các tuần trước đó. Cụ thể vào ngày 26/7 vừa qua, Việt Nam ghi nhận gần 1.800 ca nhiễm, trong đó có những ca bệnh nặng, nguy kịch được bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận. Những bệnh nhân nhập viện đều là người cao tuổi và có bệnh nền, nhiều ca tiên lượng xấu, khó qua khỏi.
Nhiều khu vực đã cho triển khai tiêm vắc xin mũi 3, 4 để phòng bệnh. (Ảnh: Cổng Thông tin Điện tử Chính Phủ)
Báo cũng cho hay, bệnh viện Thanh Nhàn mới đây đã tiếp nhận một bệnh nhân nam mắc đồng thời Covid-19 và sốt xuất huyết. Đây là hiện tượng dịch chồng dịch khá nguy hiểm và cần phải có biện pháp ứng phó kịp thời để đảm bảo an toàn cho mọi người trong thời gian tới.
Hà Nội đã có tình trạng dịch chồng dịch xuất hiện. (Ảnh: Sức khoẻ và Đời sống)
Cụ thể nam bệnh nhân được cấp cứu ở bệnh viện Thanh Nhàn trong tình trạng đau đầu, sốt cao, co giật. bệnh nhân sốt có khi lên tới 40 độ C, cho kết quả dương tính khi test nhanh Covid-19. Sau khi được khám sàng lọc và tầm soát, ca mắc này ghi nhận thêm bệnh nền sốt xuất huyết đã ủ từ 1 - 5 ngày.
Hàng nghìn ca sốt xuất huyết được ghi nhận mỗi tuần. (Ảnh: Báo )
Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, Việt Nam có hơn 120.000 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó 40 ca đã không qua khỏi. Mỗi tuần nước ta lại ghi nhận thêm 10.000 ca sốt xuất huyết và con số có thể kéo dài, gia tăng trong thời gian tới.
Chỉ riêng TP.HCM đã có 32.000 ca tập trung tại Quận 12, huyện Hóc Môn và Củ Chi, số ca không qua khỏi là 16 trường hợp. Thành phố cũng đã sẵn sàng xây dựng kế hoạch để đảm bảo các bệnh nhân được chữa trị kịp thời, bệnh viện luôn đủ nguồn lực tiếp nhận, điều trị các ca bệnh theo mọi kịch bản, tình huống đã đặt ra.
Virus Cúm A cũng đồng thời lây lan nhiều trong thời gian này. (Ảnh: Medlatec)
Chưa dừng lại ở đó, dịch cúm cũng đang lây lan với tốc độ khá nhanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Cụ thể, Hà Nội ghi nhận hơn 2.600 ca mắc cúm từ đầu năm đến nay, trong đó bệnh nhân cúm A là gia tăng nhiều và nhanh nhất trong những tuần vừa qua.
Điểm chung của cả 4 bệnh sốt xuất huyết, Covid-19, cúm và đậu mùa khỉ đều do virus gây ra. Nếu không có những biện pháp phòng tránh cụ thể thì Việt Nam sẽ rất dễ đối mặt với nguy cơ phải ứng phó với 4 dịch lớn.
Hiện tại, Bộ Y tế vẫn đang nhấn mạnh và khuyến cáo mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng tránh cụ thể cho từng loại bệnh để hạn chế khả năng xâm nhập cũng như bùng phát dịch trở lại.
bệnh tay chân miệng cũng bùng phát và xuất hiện ở trẻ nhỏ. (Ảnh: BV H.N/V.M)
Đối với Covid-19, mọi người nên sớm hoàn thành các mũi tiêm 3, 4 để tăng sức đề kháng và hạn chế tình trạng bệnh diễn tiến nặng nếu mắc phải. Với các bệnh cúm mùa, biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất hiện nay là nâng cao ý thức đảm bảo vệ sinh cá nhân, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc nghi ngờ mắc, đồng thời thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh hàng năm.
Các biện pháp phòng bệnh cần được nâng cao để tránh bùng phát dịch trở lại. (Ảnh: BBC)
Dù hiện tại đậu mùa khỉ vẫn chưa xâm nhập vào nước ta, tuy nhiên vẫn cần nâng cao biện pháp phòng tránh chủ yếu là từ ý thức của mọi người và kết hợp đeo khẩu trang, khử khuẩn, dùng thuốc cũng như tiêm vắc xin theo yêu cầu của Bộ Y tế.
Nguồn Tin: