Trang Chủ > Sức khỏe > Mối liên hệ bất ngờ giữa viêm khớp vảy nến và cúm

Mối liên hệ bất ngờ giữa viêm khớp vảy nến và cúm

Zingnews
27/09/2022 09:19:15

Viêm khớp vảy nến (PsA) là một loại viêm khớp gây sưng, đau và cứng khớp. Nó thường đi kèm với bệnh vẩy nến ở da, mặc dù không phải ai bị bệnh vẩy nến cũng sẽ phát triển thành PsA.

Đây là một bệnh tự miễn dịch, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh của chính nó.

Nguyên nhân của bệnh PsA không rõ ràng, nhưng di truyền và môi trường sống được cho là những yếu tố góp phần. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị PsA, triệu chứng có thể phát triển do tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như chấn thương thể chất hoặc nhiễm trùng.

Trong khi đó, bệnh cúm do virus gây ra dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp. Cúm ảnh hưởng đến mũi, cổ họng và phổi. Các triệu chứng của bệnh cúm bao gồm sốt, đau nhức cơ, ho và mệt mỏi.

Không giống như cảm lạnh thông thường, bệnh cúm xảy ra đột ngột và thường kèm theo sốt. Nó thường tự khỏi, nhưng một số người có nguy cơ cao bị biến chứng, một vài biến chứng có thể nghiêm trọng.

Tại sao người bị viêm khớp vảy nến dễ bị cảm cúm?

Vì các bệnh tự miễn dịch như PsA liên quan đến việc hệ thống miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh. Phương pháp điều trị thường liên quan đến việc giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch. Các phương thuốc ức chế hệ thống miễn dịch cũng có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng hơn như cảm cúm.

Cảm cúm có làm bệnh vẩy nến nặng hơn không?

Nhiễm trùng kích hoạt phản ứng viêm. Điều đó có nghĩa là nếu bạn bị viêm khớp dạng viêm như PsA, một loại virus như cúm có thể phát tán.

Nếu đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch như thuốc sinh học, bạn có thể phải ngừng sử dụng khi bạn bị cúm để có thể chống lại nhiễm trùng tốt hơn. Việc ngừng điều trị có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng PsA.

Mối liên hệ bất ngờ giữa viêm khớp vảy nến và cúm-1

Viêm khớp vảy nến là một loại viêm khớp gây sưng, đau, cứng khớp và thường đi kèm với bệnh vẩy nến ở da. Ảnh: Healthgrades.

Nếu bạn bị PsA và bị cúm, bạn cũng có nhiều khả năng phải nhập viện vì các biến chứng bao gồm viêm phổi liên quan đến cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, đột quỵ, đau tim.

Điều quan trọng là phải phòng ngừa để tránh bị cúm bằng cách thực hiện các biện pháp giúp cơ thể khỏe mạnh như:

- Tiêm vaccine cúm.

- Tránh tiếp xúc với những người bị cúm.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.

- Tránh chạm vào mặt.

- Khử trùng các bề mặt dễ tiếp xúc như tay nắm cửa và đồ điều khiển TV.

- Hỏi bác sĩ về việc bổ sung hoặc thay đổi thuốc bảo vệ.

- Tập thể dục thường xuyên.

- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

- Uống thực phẩm chức năng như vitamin D giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Luôn hỏi với bác sĩ trước khi dùng thực phẩm chức năng để đảm bảo chúng không ảnh hưởng đến thuốc của bạn.

- Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm.

- Kiểm soát căng thẳng.

Vaccine cúm nào phù hợp cho người bị viêm khớp vảy nến?

Có hai loại vaccine cúm: tiêm trực tiếp vào da và xịt qua mũi. Nhưng chỉ có vaccine cúm dạng tiêm là an toàn cho những người được chẩn đoán mắc bệnh PsA.

Đây là vaccine bất hoạt, nghĩa là không chứa bất kỳ vật chất virus sống nào. Nó sẽ không tạo ra virus chống lại cái mà nó bảo vệ, vì vậy nó sẽ không gây bùng phát bệnh viêm khớp hoặc gây ra các triệu chứng cúm.

Dưới đây là những điều bạn nên biết về hai loại vaccine:

- Vaccine dạng tiêm: Vaccine cúm dạng tiêm chứa kháng nguyên cúm đã được tinh chế từ vật liệu virus được nuôi trong phòng thí nghiệm và sau đó bị giết. Phần kháng nguyên của virus là thứ kích hoạt hệ thống miễn dịch phản ứng và tạo ra các kháng thể chống lại virus. Vaccine dạng tiêm sẽ không làm bạn bị cúm vì vật liệu virus được sử dụng để tạo ra các kháng nguyên không còn sống nữa.

- Vaccine dạng xịt mũi: Vaccine ngừa cúm dạng xịt mũi là vaccine cúm chứa virus sống đã suy yếu (LAIV). Loại vaccine này không được khuyến nghị cho những người có hệ thống miễn dịch bị thay đổi. Nếu bạn bị PsA, bạn nên dùng thuốc chủng ngừa cúm dạng tiêm, không phải dạng xịt mũi.

Tác dụng phụ của vaccine cúm thường nhẹ bao gồm đau nhức, mẩn đỏ hoặc viêm tại chỗ tiêm, sốt nhẹ, đau cơ, đau đầu

Mặc dù Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyên bạn nên tiêm phòng cúm trước cuối tháng 10 hàng năm, việc tiêm phòng muộn hơn vẫn có hiệu quả.

Bạn mất khoảng 2 tuần kể từ ngày tiêm chủng để phát triển đủ kháng thể cúm từ vaccine. Sự bảo vệ này kéo dài khoảng 6 tháng, mặc dù khả năng bảo vệ giảm dần theo thời gian.

Một số loại thuốc và liều steroid cao hơn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine. Bạn có thể nhận được lợi ích tạm thời dưới sự giám sát của bác sĩ với thuốc trong khi vaccine cúm có hiệu lực.

Ngay cả khi đã được tiêm ngừa, những người được chẩn đoán mắc bệnh PsA vẫn nên tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa cúm bổ sung như rửa tay và cải thiện chế độ dinh dưỡng.

Các thực phẩm cần tránh ăn khi bị sỏi thận

Người mắc bệnh sỏi thận cần có chế độ ăn uống phù hợp để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hơn 27 năm phát triển tại thị trường Việt Nam với sứ mệnh cao cả "Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn", Lifebuoy là sản phẩm diệt khuẩn bán chạy hàng đầu đã và đang đóng góp vào sứ mệnh phòng chống dịch bệnh. Bằng cách lan tỏa thói quen rửa tay và giữ gìn vệ sinh cá nhân, Lifebuoy hướng đến nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, an toàn cho cả cộng đồng.

Cùng Lifebuoy đánh bay nỗi lo bệnh truyền nhiễm và an toàn chung sống với dịch COVID-19. Lifebuoy chưa? Lifebuoy đi!