Tốt cho hệ tiêu hóa
Konjac chứa 97% nước, 3% còn lại là xơ glucomannan. Ngoài ra konjac không chứa chất béo và sở hữu nguồn chất xơ thực vật dồi dào giúp cơ thể có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Hơn nữa, konjac còn giúp nuôi dưỡng các loại vi khuẩn tốt cho sức khỏe, ngăn ngừa viêm nhiễm và chống lại các vi khuẩn gây hại.
Ổn định đường huyết
Trong konjac không chứa đường nên có thể thay thế được những thực phẩm giàu tinh bột trong bữa ăn của người bị tiểu đường, không làm tăng lượng đường huyết trong máu một cách đột biến.
Ngoài ra do chất xơ trong rễ cây konjac không bị hệ thống tiêu hóa hấp thụ, không calo nên đây là loại thực phẩm đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Konjac (konnyaku) là thực phẩm hỗ trợ giảm cân được người Nhật ưa chuộng. Ảnh: CMH
Hỗ trợ giảm cân
Chất xơ glucomannan có khả năng hấp thụ nước cao, chính vì vậy khi ăn konjac, loại chất này giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn, làm giảm cảm giác thèm ăn.
Ngoài ra, nhờ có chứa ít calorie nên sử dụng konjac thay cơm, mì, miến,… sẽ giúp giảm lượng năng lượng cơ thể hấp thu mỗi ngày. Đặc biệt đối với những người béo phì, dung nạp thêm glucomannan vào thực đơn hằng ngày liên tục trong 8 tuần có thể giảm được trung bình 2,5kg.
Giảm Cholesterol
Glucomannan có trong konjac có thể làm giảm nồng độ cholesterol trong máu vừa có thể giảm chỉ số mỡ máu. Đặc biệt khi lipid máu trở về trạng thái bình thường, konjac có thể điều tiết được sự chuyển hóa lipid giúp dự phòng lipid máu cao.
Bạn có thể chế biến món ăn bằng miến shirataki được làm từ konjac. Vị của miến shirataki rất giống với vị miến đậu xanh, vì vậy, bạn có thể dùng miến shirataki thay thế cho miến gạo, miến đậu xanh trong nhiều món ăn khác nhau như các món salad, gỏi…
Hơn nữa, nếu bạn ưa thích đồ ngọt, bạn có thể chế biến món rau câu konjac. Tại Nhật có rất nhiều loại rau câu làm từ konjac, ít calorie và ít đường hơn loại rau câu gelatin thông thường. Bạn cũng có thể mua bột konnyaku về làm rau câu tại nhà.