Nắng nóng gay gắt và mưa đột ngột của mùa hè ảnh hưởng tới sức khỏe và dễ gây ra sốt, đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi...
- Decolgen thực hiện chương trình "Trao khăn ấm - Tặng yêu thương"
Thông thường tình trạng cảm cúm thường kéo dài trong khoảng một tuần.
Bệnh cảm cúm giao mùa có thể xảy ra ở bất kỳ trường hợp nào nhưng những đối tượng sau thường có nguy cơ bị bệnh cao hơn: trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, nhóm đối tượng suy yếu hệ miễn dịch, những người thường xuyên đi công tác, du lịch, phải thay đổi nhiệt độ đột ngột…
Vậy làm sao để chúng ta cùng nhau giữ được một nền sức khỏe tốt nhất trong "mùa thất thường" này? Hãy cùng điểm qua những thói quen đặc biệt sẽ giúp bạn giữ gìn sức khỏe và thoải mái tận hưởng niềm vui ngày hè trong "mùa thất thường" này nhé.
Chủ động phòng bệnh, không lo cảm cúm!
- Thói quen 1:
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Đây là một điều quan trọng mà đơn giản nhưng nhiều người quên. Thời tiết nóng gây tình trạng thiếu nước khiến cơ thể mệt mỏi. Bạn có thể chọn cách bổ sung nước trực tiếp (nên uống nước ấm), ăn nhiều trái cây... cũng là một cách giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn và phòng ngừa cảm cúm hiệu quả.
Nếu đã bị bệnh thì việc uống đủ nước cũng rất quan trọng. Nước sẽ giúp làm giảm chất lỏng, giảm nghẹt mũi, thông thoáng các xoang. Nước lọc, nước canh và nước uống thể thao là những lựa chọn tốt. Không nên uống rượu cũng như các loại đồ uống có cồn khác. Đồ uống nóng như trà thảo dược cũng sẽ giúp làm giảm tắc nghẽn ở xoang.
- Thói quen 2:
Cố gắng tránh ánh nắng gắt giữa ngày
Khoảng thời gian từ 10h sáng tới 3h chiều là thời điểm ánh nắng mặt trời gay gắt nhất và dễ gây các tình trạng nhức đầu, say nắng. Vậy nên bạn cần hạn chế ra đường trong thời gian này. Nếu bắt buộc phải ra ngoài thì chúng ta nên học cách che chắn kĩ càng cơ thể: đội mũ trùm kín,mặc quần áo dài , đeo khẩu trang, kính, sử dụng quần áo chống nóng.
Tránh ánh nắng gắt sẽ không lo cảm cúm
Nếu bạn bắt đầu thấy bị say nắng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt… lại không bù nước, giải nóng ngay mà tiếp tục ở ngoài trời thì nguy cơ sốc nhiệt, thậm chí nặng hơn là đột quỵ rất dễ xảy ra, đặc biệt nguy hiểm với những người không có dự phòng say nắng!
- Thói quen 3:
Tập thói quen rửa tay thường xuyên
Các vi khuẩn gây bệnh phát triển đặc biệt mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm của mùa hè. Vậy nên bạn hãy ghi nhớ thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hàng ngày cũng chính là một biện pháp hiệu quả giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm hay cảm lạnh. Vi trùng, virus "tồn" ở tay có thể lây lan vào cơ thể khi chúng ta cho tay vào miệng hay chạm tay vào mắt.
Rửa tay thường xuyên sẽ không lo cảm cúm
Bạn cũng có thể chuẩn bị cho mình các dung dịch rửa tay khô, cồn sát trùng nhỏ gọn để mang theo bên người để dễ dàng sử dụng bất cứ lúc nào đó nhé!
- Thói quen 4:
Trị dứt điểm các triệu chứng bệnh thông thường
Phổ biến nhất là cảm cúm trong những ngày hè. Đặc biệt có rất nhiều người thường có thói quen xấu để bệnh kéo dài, dai dẳng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và đời sống.
Hãy trị dứt điểm các triệu chứng nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi thông thường bằng viên uống 3 lớp.
Đa số lời khuyên là nên ưu tiên sử dụng loại viên 3 lớp kết hợp được nhiều công dụng, vì rất tiện lợi với 3 thành phần mang lại hiệu quả cao phải kể đến là paracetamol (tác dụng với đau và sốt), thuốc kháng histamin như chlorpheniramine (tác dụng với chảy nước mũi, chảy nước mắt và hắt hơi) và thuốc thông mũi như phenylephrine (tác dụng với nghẹt mũi) sẽ đưa cơ thể về trạng thái khỏe mạnh nhanh nhất.
Vì vậy bạn hãy chắc chắn rằng trong gia đình có đầy đủ viên uống 3 lớp khi bị cảm cúm, cảm lạnh. Và bạn cũng nên tích trữ thêm các loại xịt thông mũi, khăn giấy, xà phòng và chất khử trùng bàn tay, đừng quên kiểm tra xem nhiệt kế tại nhà còn hoạt động hay không bạn nhé!
Hãy cùng nhau xây dựng những thói quen tốt để chủ động phòng chống dịch bệnh trong "mùa thất thường" này nhé!
P.Q