Trang Chủ > Sức khỏe > Không nên ăn bưởi khi uống thuốc?

Không nên ăn bưởi khi uống thuốc?

Zingnews
28/06/2022 15:45:07

Gần đây, tôi có đọc được thông tin ăn bưởi khi đang dùng thuốc sẽ làm giảm tác dụng. Xin hỏi điều này có đúng không?

Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện K

Hai loại bưởi đáng chú ý nhất là bưởi ta (hay Pomelo, có nguồn gốc từ Đông Nam Á) và bưởi chùm (Grapefruit - hình thành từ sự lai tạo giữa cam ngọt và bưởi có nguồn gốc từ Barbados - quần đảo phía tây Đại Tây Dương).

Các nghiên cứu trên nhóm bưởi chùm cho thấy một số mối tương tác giữa nước bưởi và thuốc điều trị. Trong bưởi có chứa hợp chất flavonoid (naringin, naringenin), chúng gây ảnh hưởng đến cytocrom P450 (CYP3A4) - izozym chính trong chuyển hóa thuốc. Hợp chất furanocoumarins trong bưởi chùm cũng gây ảnh hưởng đến P450 và glycoprotein G ở ruột non - tác dụng như một chiếc bơm đẩy thuốc từ dịch kẽ trở lại lòng ruột.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống 20 ml nước bưởi có thể làm giảm chuyển hóa thuốc. Tác dụng ức chế của nước bưởi sẽ tối đa khi uống cùng lúc với thuốc hoặc trước khi uống thuốc một giờ. Ăn bưởi trong 12 giờ từ khi uống thuốc, mối tương tác này vẫn được ghi nhận.

Một số thuốc điều trị ung thư có tương tác với nước bưởi gồm imatinib, nilotinib, sunitinib, nhóm etoposide. Tuy nhiên, nước bưởi chỉ có tương tác chủ yếu với thuốc dùng đường uống. Với cùng một loại thuốc, bạn dùng đường tiêm, hay đường tĩnh mạch thì nước bưởi không có hoặc có rất ít tương tác.

Như vậy, thời điểm và mục đích sử dụng bưởi sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến tình trạng sức khỏe của con người. Việc sử dụng bưởi trong quá trình điều trị cần phải tuân theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế để đảm bảo lợi ích cho người bệnh.

5 triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Ung thư đại tràng giai đoạn cuối, người bệnh không chỉ bị ảnh hưởng nhiều tới tinh thần mà còn cả thể xác, chi phí điều trị tốn kém nhưng phần trăm sống sót vẫn rất thấp.