Trang Chủ > Sức khỏe > Khánh Hòa: Phòng ngừa lây nhiễm HIV và đậu mùa khỉ trong nhóm MSM

Khánh Hòa: Phòng ngừa lây nhiễm HIV và đậu mùa khỉ trong nhóm MSM

Sức Khỏe và Đời Sống
10/08/2022 08:48:49

HIV tăng trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa, tính đến 30/6/2022, lũy tích số trường hợp nhiễm HIV /AIDS được phát hiện ở Khánh Hòa là 2.723 trường hợp; lũy tích số người nhiễm HIV/AIDS đã tử vong là 1.301.

Hiện 1.422 trường hợp người nhiễm HIV đang còn sống và được quản lý tại các địa phương. Tỷ lệ người nhiễm HIV trong tỉnh chiếm 0,22% dân số. Toàn tỉnh Khánh Hòa có 8/9 huyện, thị xã, thành phố (chiếm 88,9%) với 128/139 xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS.

Riêng từ đầu năm đến 30/6 đã xét nghiệm và phát hiện 59 người nhiễm HIV mới, đồng thời có 10 bệnh nhân AIDS tử vong.

Khánh Hòa: Phòng ngừa lây nhiễm HIV và đậu mùa khỉ trong nhóm MSM-1

Thuốc ARV Trung tâm kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa cung cấp đầy đủ cho người điều trị HIV

Hai năm nay, qua công tác xét nghiệm cho thấy số người nhiễm HIV mới trong nhóm MSM ở Khánh Hòa luôn chiếm tỷ lệ cao nhất. Do đó, công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh đã đặc biệt chú trọng trong nhóm này.

Điều khó khăn trong phòng ngừa lây nhiễm trong nhóm MSM là rất khó tiếp cận, họ lại có nhiều bạn tình... Tuy nhiên, nhờ sự phối hợp giữa các đồng đẳng viên và nhân viên y tế... tăng cường truyền thông về nguy cơ lây nhiễm HIV, cách phòng ngừa và điều trị dự phòng... tình trạng này đã và đang dần được cải thiện. BS Tôn Thất Toàn, Phó GĐ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Khánh Hòa chia sẻ.

Tích cực phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ

Đối với bệnh đậu mùa khỉ đến thời điểm này chưa phát hiện ca nào ở Khánh Hòa. Tuy nhiên nhóm MSM cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao với bệnh này. Thế nên chúng tôi vẫn luôn khuyến cáo cần tăng cường phòng ngừa, BS Tôn Thất Toàn cho biết.

Khánh Hòa: Phòng ngừa lây nhiễm HIV và đậu mùa khỉ trong nhóm MSM-2

Chú trọng phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ (ảnh minh họa)

Liên quan đến công tác giám sát, phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã chỉ đạo các cơ quan, ban ngành trong tỉnh phải thực hiện phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ một cách quyết liệt.

- Tỉnh Khánh Hòa giao Sở Y tế địa phương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố giám sát chặt chẽ dịch ngay tại các cửa khẩu, trong cộng đồng, phát hiện sớm, điều trị kịp thời người mắc, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, xử lý triệt để ổ dịch;

  • Chia sẻ kinh nghiệm triển khai can thiệp phòng chống HIV trong nhóm MSM

  • Quan hệ tình dục đồng giới nam (MSM): Sẽ là nguy cơ chính của dịch HIV/AIDS ở nước ta

-Sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, tiếp nhận và điều trị các trường hợp mắc bệnh;

- Chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản đáp ứng, tổ chức diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra;

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

- Truyền thông bằng nhiều hình thức tới người dân, cộng đồng về tình hình dịch bệnh và các biện pháp dự phòng dịch bệnh đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, lưu ý khuyến cáo người dân chủ động khai báo với các cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh;

- Thiết lập đường dây nóng, nơi tiếp nhận thông tin để tư vấn, hỗ trợ người dân về bệnh đậu mùa khỉ.

Khánh Hòa: Phòng ngừa lây nhiễm HIV và đậu mùa khỉ trong nhóm MSM-3

K=K giúp giảm lây nhiễm và kỳ thị liên quan đến HIV

SKĐS - K=K là ‘Không phát hiện = Không lây truyền’, nghĩa là khi một người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) và đạt được tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện (dưới 200 bản sao/mL máu) sẽ không còn khả năng lây truyền HIV cho người khác qua đường tình dục…

Mời độc giả xem thêm video:

Cúm A: Cảnh báo biến chứng mới gây nguy hiểm, ai cũng cần biết.