6 bài thuốc giúp phòng ngừa và trị cảm cúm
SKĐS - Đông y gọi cảm cúm là “thương phong” và “thời hành cảm mạo”. Bệnh chủ yếu do phong tà hoặc hỏa tà (tà khí của hỏa nhiệt) xâm phạm vào khoang mũi họng gây ra.
1. Đặc điểm của hành
Hành còn gọi là hành hoa , đại thông, thông bạch, tứ quý thông, hom búa (Thái), thái bá, lộc thai, hoa sự thảo, khtim (Campuchia), ciboule, cive.
Tên khoa học
Allium fistulosum
L.
Thuộc họ Hành
Alliaceae.
Hành là một loại cỏ sống lâu năm, có mùi đặc biệt. Lá gồm 5-6 lá, hình trụ rỗng, dài 30-50cm, đường kính 4-8mm, phía giữa phình lên, đầu thuôn nhọn.
Cần cảnh giác với các loại hành bị phun thuốc kích thích tăng trưởng.
Hành được trồng ở khắp nơi trong nước ta, chủ yếu để làm gia vị, đồng thời dùng làm thuốc (dùng củ tức là dò). Hành cũng được trồng ở nhiều nước khác châu Á và châu Âu. Mùa chủ yếu là vào tháng 10-11 nhưng có thể có quanh năm. Dùng tươi hay khô đều được.
Trong hành có acid malic, phytin và chất alylsunfit.
Có tác giả nói trong hành có tinh dầu , trong tinh dầu chủ yếu có chất kháng sinh alixin. Alixin là một chất dầu không màu, tan trong cồn, trong benzene, ête, khi hòa tan trong nước dễ bị thủy phân, có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh.
Hành chữa cảm sốt hiệu quả.
2. Công dụng và liều dùng
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, hành là một vị thuốc rất thông dụng trong nhân dân, được ghi trong các tài liệu cổ từ lâu.
Trong các tài liệu cổ này, người ta cho rằng hành có vị cay, bình mà không độc có năng lực phát biểu, hòa trung, thông dương, hoạt huyết, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, sắc uống lấy nước chữa các chứng sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu , mặt mày phù thũng, còn làm yên thai, sáng mắt, lợi ngũ tạng; vào hai kinh thủ thái âm (phế kinh) và túc dương minh (vị kinh), nhưng các sách cổ còn nói thêm rằng ăn nhiều quá thì tóc bạc, hư khí xông lên không ra mồ hôi được.
Hiện nay người ta cho rằng hành có tác dụng kích thích thần kinh, làm tăng sự bài tiết dịch tiêu hóa, có thể dùng để đề phòng ký sinh trùng đường ruột, trị tê thấp. Tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng ngoài chữa những mụn nhọt mưng mủ.
Khi bị cảm mạo , đau nhức, mũi ngạt thì có thể dùng hành giã nát, thêm nước sôi vào rồi xông, hoặc cho hành vào cháo nóng mà ăn thì chóng khỏi.
Mỗi lần có thể dùng với liều 30 đến 60g dưới hình thức thuốc sắc hay giã nát ép lấy nước mà uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Phở là món ăn ngon nổi tiếng của người Việt với hành trang trí đẹp mắt và tạo hương vị thơm ngon.
Đơn thuốc có hành lá:
-Chữa cảm mạo, đầu nhức, mũi ngạt:
Hành 30g, đạm đậu xị 15g, sinh khương 10g, chè hương 10g, nước 300ml, đun sôi, gạn bỏ bã, uống khi còn đang nóng, uống xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
-Chữa cảm mạo ở trẻ em:
Hành 60g, sinh khương 10g. Hai thứ giã nát, thêm một cốc nước thật sôi vào, dùng hơi xông vào miệng và mũi, ngày làm mấy lần, không cần cho uống.
-Phụ nữ động thai:
Hành tươi 60g, thêm một bát nước, sắc kỹ lọc bỏ bã, cho uống.
Hiện nay để kích thích hành mọc nhanh một số nông dân trồng hành đã phun thuốc vào hành. Vì vậy người dân cần cảnh giác với loại hành bị phun thuốc kích thích này. Để phân biệt hành có thuốc kích thích người dân nên chú ý đến màu sắc của hành, những loại hành có màu sắc khác thường cần cảnh giác.
Xem thêm video đang được quan tâm:
'Bỏ cơm' và những tác hại âm thầm tàn phá sức khỏe.