Các bác sĩ của
Bệnh viện đa khoa Medlatec
(
Hà Nội
) vừa tiếp nhận điều trị cho thai phụ 27 tuổi (ở
Hưng Yên
) cùng lúc mắc 2 bệnh truyền nhiễm là
sốt xuất huyết
và cúm A.
2 ngày trước khi khám,
bệnh nhân
(BN) sốt,
ho khan
, đau rát họng, khàn tiếng,
chảy nước mũi
. BN có đồng nghiệp nhiễm cúm A. Tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Medlatec, kết quả xét nghiệm xác định thai phụ mắc sốt xuất huyết (dương tính vi rút Dengue 1) đồng thời dương tính
vi rút cúm
A.
Theo Th.S-BS Nguyễn Thị Thu Hương (chuyên khoa Truyền nhiễm, BVĐK Medlatec), khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn, rất dễ bị tấn công bởi các vi rút. “Việc đồng nhiễm 2 bệnh truyền nhiễm trên thai phụ là rất nguy hiểm, làm tăng nguy cơ, biến chứng ở cả mẹ và
thai nhi
như gây dị tật thai nhi,
sẩy thai
,
chết lưu
, sinh non hoặc nguy cơ tiền sản giật”, bác sĩ (BS) Hương cho biết.
Điều trị các bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM. Ảnh NHẬT THỊNH
Nhận biết triệu chứng bất thường
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm lưu ý: Khi mang thai, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc sử dụng tại nhà nếu không có sự tư vấn của BS. Cần theo dõi sát nhiệt độ, vì sốt có thể gây ảnh hưởng cho thai. Nếu sốt trên 38 độ C, mẹ bầu cần hạ sốt bằng chườm ấm, dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của BS, bổ sung nước và tăng cường các loại nước trái cây (chanh, cam, bưởi, dưa hấu…), mặc quần áo rộng, thoáng.
BS Hương khuyến cáo: Hiện các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng như cúm A, B, sốt xuất huyết, Covid-19 hay nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập với những triệu chứng khởi đầu thông thường dễ khiến người mắc chủ quan. Phụ nữ mang thai nếu có dấu hiệu bất thường như: ho, sốt, chảy máu, đau bụng, mệt mỏi… cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán đoán kịp thời; tránh những căng thẳng, lo âu gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Để tránh nhiễm sốt xuất huyết, cần mắc màn khi ngủ, loại trừ các điều kiện cho muỗi vằn truyền bệnh phát triển, tránh đến nơi có người mắc bệnh để hạn chế lây nhiễm. Ngoài ra, nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, sát khuẩn tay, tiêm vắc xin phòng bệnh theo hướng dẫn của nhân viên y tế để phòng các bệnh truyền nhiễm hiệu quả.
Suýt mất mạng vì sốt xuất huyết nhưng cứ tưởng đau vai gáy
Người đàn ông ở Hậu Giang bị đau nhiều ở vùng gáy, đi chích thuốc giảm đau nhưng không ngờ lại mắc sốt xuất huyết nguy hiểm đến tính mạng.
Ngày 28.7, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết bệnh viện vừa điều trị kịp thời cho bệnh nhân sốt xuất huyết nhưng cứ tưởng bị đau vai gáy, đến bệnh viện tư chích thuốc giảm đau, gây áp xe nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh nhân T.Đ.V được chăm sóc, điều trị tại bệnh viện. Ảnh BVCC
Khoảng 4 ngày trước, nam bệnh nhân T.Đ.V (45 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) bị sốt và đau nhiều vùng gáy. Ông V. tưởng
khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp, sốt cao lên đến 40,5 độ C, nhức đầu nghiêm trọng, đau phía sau mắt, đau khớp và cơ, buồn nôn và ói mửa, phát ban...
Nguy hiểm hơn, nhiều người chủ quan, không nghĩ mình mắc sốt xuất huyết. Từ đó tự ý sử dụng những cách giảm đau, hạ sốt dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng như trường hợp bệnh nhân T.Đ.V.
BS Út khuyến cáo, diễn tiến của sốt xuất huyết rất nhanh. Do đó, khi thấy có dấu hiệu bệnh, người dân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán sớm. Sốt xuất huyết có 4 tuýp D1, D2, D3, D4, nếu đã từng mắc bệnh thì vẫn có nguy cơ mắc các chủng còn lại.