Ý thức chống dịch sốt xuất huyết của người dân chưa cao
Đoàn kiểm tra về phòng chống dịch sốt xuất huyết (SXH) của Sở Y tế Đồng Nai đi kiểm tra tại huyện Thống Nhất. Qua kiểm tra các hộ gia đình tại ấp Long Đức 1, xã Gia Tân 2, người dân chưa chủ động diệt lăng quăng, muỗi, dẫn đến xung quanh nhà vẫn còn rất nhiều vật dụng phế thải chứa nước có thể chứa lăng quăng gây bệnh, trong khi các hộ gia đình đều có kiến thức tốt về phòng, chống dịch bệnh này.
BS. Phạm Thị Ánh Nhật, Trưởng trạm Y tế xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất cho biết, công tác phòng, chống SXH tại địa phương vẫn gặp nhiều khó khăn. Đó là người dân chưa thực sự chủ động dọn dẹp vệ sinh xung quanh nhà để diệt lăng quăng, diệt muỗi.
Nhằm nâng cao ý thức người dân và huy động cả xã hội vào công tác chống dịch, Đồng Nai tổ chức ngày thứ 7 phòng chống sốt xuất huyết.
Trong khi đó, nhân viên của trạm và các cộng tác viên không thể ngày nào cũng trực tiếp xuống từng hộ gia đình để diệt lăng quăng thay người dân. Điều này dẫn đến số ca mắc SXH trên địa bàn khá cao, trong 7 tháng đầu năm trên địa bàn xã ghi nhận 63 ca mắc SXH, có 3 ca nặng, 1 ca tử vong.
Còn tại xã Suối Tre, TP Long Khánh, đoàn đến kiểm tra ngẫu nhiên 10 hộ gia đình, có 6/10 hộ đều có vật dụng chứa nước, vật phế thải đọng nước xung quanh nhà có lăng quăng, đây là một trong những nguyên nhân chính làm dịch SXH bùng phát.
Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai cho hay, hiện nay các ca mắc SXH tuy có giảm trong vài ngày gần đây, tuy nhiên ý thức của người dân về diệt lăng quăng, muỗi còn thấp.
Qua kiểm tra các hộ gia đình tại các huyện, thành phố cho thấy vẫn còn nhiều vật dụng chứa nước có lăng quăng, muỗi tại các hộ dân, trong khi đó họ đều có các kiến thức để phòng bệnh.
Số ca mắc COVID-19 ở Đồng Nai tăng nhanh kéo theo số ca bệnh nặng cũng tăng. Hiện có 33 bệnh nhân COVID-19 của tỉnh này trong tình trạng nguy kịch, phải thở oxy không xâm lấn, thở máy xâm lấn, thở oxy dòng cao.
Ngày thứ 7 phòng chống sốt xuất huyết
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết phức tạp, Tỉnh ủy Đồng Nai đã phân công Thường trực Tỉnh ủy trực tiếp phụ trách "điểm nóng". Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh SXH trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh truyền thông vận động, khuyến khích các tầng lớp nhân dân tự giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế, nhất là chiến dịch tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng (bọ gậy) vào lúc 7 giờ - 9 giờ sáng thứ 7 hàng tuần, đến hết tháng 10/2022.
Theo lãnh đạo UBND huyện Thống Nhất, đến nay toàn huyện đã ghi nhận hơn 450 trường hợp mắc SXH, tăng gần 400 ca so với năm ngoái, ghi nhận 1 ca tử vong. UBND huyện sẽ tích cực tăng cường nhiều biện pháp nâng cao nhận thức người dân, ngăn chặn các ca mắc cũng như tử vong.
BSCKII Lê Quang Trung, Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Đồng Nai cho biết, để phòng, chống dịch SXH hiện nay là chúng ta phải vệ sinh môi trường xung quanh nhà, dọn dẹp các vật dụng có nước chứa lăng quăng hàng ngày và liên tục.
Do đó, phải có sự chung tay từ người dân, gia đình, xã, phường… cùng tập trung lực lượng chống dịch thì mới đảm bảo cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng, chứ riêng ngành y tế không thể làm nổi.
Công tác phòng, chống SXH không chỉ của riêng ngành y tế mà phải cần sự chung tay các ban, ngành đoàn thể, đặc biệt là người dân trong việc thực hiện vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, diệt muỗi.
Bé 10 tuổi sốc sốt xuất huyết phải thở máy, lọc máu, chi phí điều trị 150 triệu đồng
SKĐS - Bệnh nhi N.T.N, 10 tuổi được chuyển từ Bệnh viện ĐKKV Long Khánh đến BV Nhi Đồng, tỉnh Đồng Nai trong tình trạng sốt xuất huyết Dengue nặng ngày thứ 4, tổn thương gan nặng, theo dõi hôn mê gan, suy hô hấp.