Có thể bạn chưa biết, sử dụng 1-2 lát gừng mỏng để đắp vào rốn trước khi ngủ mang lại sự thay đổi kì diệu cho cơ thể vào ngày hôm sau.
Trong Đông Y, gừng từ lâu đã là một vị thuốc quan trọng. Theo y học cổ truyền của nhiều quốc gia, gừng không chỉ là hương liệu ẩm thực mà còn có tác dụng đặc biệt trong chữa bệnh.
Viện Nghiên cứu phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam cho biết, gừng đã được sử dụng cách đây từ 4.400 năm. Ở Trung Quốc, gừng được dùng làm thuốc chống độc, an thần, chống viêm, kích thích ăn ngon miệng, dễ tiêu. Ở Nepal, gừng được dùng để chữa cảm cúm, cảm lạnh, ăn uống khó tiêu, viêm khớp. Y học phương Đông cũng mách bảo các tác dụng chữa bệnh giúp tăng cường sức khỏe từ gừng. Trong đó, cách đắp gừng lên rốn mang lại hiệu quả thiết thực. Tinh dầu gừng sẽ đi qua rốn để phát huy các tác dụng của mình.
Điều kì diệu khi đắp gừng tươi vào rốn. Ảnh: Internet
Có thể bạn sẽ khá bất ngờ khi nghe về những tác dụng mà gừng mang lại khi đắp lên rốn. Việc đắp lên rốn các lát gừng trước khi ngủ giúp bạn có thể phòng và điều trị một số các loại bệnh như tiêu hóa kém, mất ngủ, lạnh tay chân.
Những điều kì diệu mà gừng mang lại nhờ việc đắp gừng
Cải thiện chức năng tiêu hóa hiệu quả
Ngày nay, không ít người mắc các chứng bệnh về tiêu hóa như: đau dạ dày, viêm ruột, rối loạn đường ruột. Một số người có thói quen ăn uống kém khoa học như ăn quá no, hay bỏ bữa, ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước có ga, thường xuyên ăn đồ cay, đồ chua... Về lâu dài, thói quen xấu này sẽ khiến chức năng tiêu hóa bị giảm dần.
Trong cuộc sống hiện đại, những thói quen sinh hoạt càng khiến cho việc mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa trở nên nghiêm trọng. Lúc này bạn có thể đắp vài lát gừng lên rốn. Trong 1 đêm ngủ, tinh dầu gừng sẽ đi qua rốn để thông kinh mạch, bổ dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột và giúp tiêu hóa tốt hơn. Cách này sẽ tránh táo bón, tiêu chảy, giúp ruột hoạt động trơn tru, điều trị các triệu chứng của viêm ruột. Bạn sẽ thấy cơ thể cải thiện hiệu quả.
Gừng tốt cho tiêu hóa, trị các bệnh về dạ dày. Ảnh: Internet
Giảm đau bụng kinh
Thói quen sinh hoạt và việc sử dụng thực phẩm ngày nay có liên quan đến các vấn đề sức khỏe. Trong đó, cơ thể bị trễ ngày kinh, chậm kinh cũng như bị đau bụng kinh dữ dội dễ ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản sau này. Theo Đông y, do cơ địa lạnh, đặc biệt các bạn nữ dễ lạnh tay chân vào mùa đông dễ dẫn đến việc đau bụng kinh.
Lúc này, chị em có thể dùng gừng đắp lên rốn, có tác dụng giúp cơ thể tiêu trừ lạnh rất hiệu quả, đồng thời có tác dụng làm ấm tử cung, xua tan lạnh giá, giảm trừ đau bụng kinh.
Tác dụng chống ung thư
Dưới góc nhìn y học hiện đại, tác dụng của gừng đã được chứng minh bằng nhiều công trình nghiên cứu trên cả thực nghiệm và lâm sàng. Trong đó, các tác dụng của gừng được chỉ ra giúp giảm các chất hóa trị liệu trong điều trị ung thư. Curcumin trong gừng có tác dụng chống ung thư mạnh, đặc biệt đối với ung thư da và ung thư đại trực tràng. Dùng gừng để đắp vào rốn, tinh dầu gừng sẽ đi qua đường tiêu hóa để cơ thể khỏe mạnh hơn, miễn dịch tốt hơn, góp phần đạt được hiệu quả nhất định đối với việc phòng bệnh ung thư.
Gừng phát huy các tác dụng khi đắp lên rốn. Ảnh: Internet
Tránh say tàu xe
Những tác dụng nổi bật nhất được biết đến ở gừng còn là điều trị chứng khó tiêu và buồn nôn, đặc biệt là buồn nôn trong các trường hợp thai nghén ở phụ nữ. Đắp gừng lên rốn có thể cải thiện tình trạng say tàu xe, say sóng hiệu quả hơn cả uống thuốc, lại không phải lo tác dụng phụ.
Giúp bạn ngủ ngon hơn
Để cải thiện giấc ngủ hàng ngày, bạn có thể đặt một lát gừng mỏng lên rốn. Mùi thơm và khí ấm của gừng sẽ đả thông kinh mạch, làm thư giãn cơ thể, kích thích các dây thần kinh và từ đó giúp chúng ta đi vào giấc ngủ ngon hơn, ngủ sâu hơn suốt cả đêm.
Ngoài dùng gừng đắp vào rốn, bạn cũng có thể duy trì thói quen uống đều đặn 1-2 cốc trà gừng mỗi ngày để có tác dụng thông xoang, long đờm, ngăn ngừa bệnh vặt.
Một số bài thuốc dân gian từ củ gừng
Bạn có thể tận dụng các lợi ích khác từ gừng, phòng tránh các bệnh tật trong cơ thể.
- Gừng tươi băm nhuyễn, đường đen. Mỗi thứ vừa đủ, hãm với nước sôi để uống, phòng trị cảm mạo, phong hàn.
- Gừng tươi vừa đủ (cắt lát), đại táo 10 quả, sắc uống. Trị co thắt ống tiêu hóa do lạnh.
- Gừng tươi 15g (cắt lát), thêm mật ong 40ml sắc uống. Trị ho có đàm loãng do lạnh.
- Chữa đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy: Dùng gừng nướng, bỏ vỏ, thái lát, nhai với vài búp ổi hoặc búp chè. Củ gừng nướng là bài thuốc cực hiệu quả, đây là cách phát huy tác dụng nhanh chóng sau 30 phút
- Trị đau, sưng khớp: Hàng ngày ngậm gừng tươi lát 5g, hay bột gừng phơi khô 1,5g, dùng trong 3 tháng. Cơn đau và hoạt động của khớp được cải thiện thấy rõ. Giúp giảm tình trạng khớp sưng đau, kéo căng. Có thể dùng nước gừng tươi thoa tại chỗ, phòng trị đau khớp do phong thấp.
Gừng có tác dụng trị đau khớp do phong thấp. Ảnh: Internet
- Trị đau dạ dày do lanh: Gừng tươi rửa sạch cắt lát, ngâm trong giấm một ngày đêm. Khi dùng, lấy gừng tươi lát vừa đủ thêm đường thẻ, nước sôi hãm, dùng thay trà, trị đau dạ dày do lạnh.
- Gừng tươi cắt lát đặt ngay rốn, thêm ngải cứu ở trên đốt hơ 5 phút. Trị đau dạ dày, ruột, đau bụng tiêu chảy do lạnh.
- Gừng tươi vừa đủ, băm nhuyễn trộn với bột mì dạng hồ, thêm rượu trắng để chế biến. Dùng đắp tại chỗ, trị đau chấn thương, té ngã.
- Gừng tươi 1 lát, đặt và cắn ngay tại răng đau, giây lát sẽ giảm đau.
Lưu ý: Khi sử dụng gừng, cần lưu ý do tính có nóng, vị đắng, cay nên người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón, người thuộc các bệnh như chứng âm hư nội nhiệt, ho hen do sởi nhiệt, thai sản bị đầy trướng đều không nên dùng gừng vì có thể khiến tình trạng nặng hơn. Bên cạnh đó, không nên đắp gừng trên các vết thương hở, các vết thương chưa lành.
Theo
My My (t/h) | Phụ Nữ Sức Khỏe
Link bài gốc
Copy link
https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/dieu-ki-dieu-khi-dap-gung-vao-ron-khong-can-thuoc-thang-ma-van-co-tac-dung-chua-benh-than-ky-489507.html