Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức Chương trình Câu lạc bộ rối loạn lo âu với chủ đề “Điều trị bệnh SSTT”.
Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan - Trưởng phòng Tâm thần người cao tuổi, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số. Nước ta có 12 triệu người ở độ tuổi trên 65 tuổi và tuổi thọ trung bình là 75. Già hóa dân số đồng nghĩa với việc chúng ta đang phải đối diện với các vấn đề bệnh tật của người cao tuổi, trong đó, SSTT đang là một thách thức.
Chia sẻ về cách nhận biết của bệnh, bác sĩ Bùi Văn San - Phòng Tâm thần người già cho biết, các triệu chứng SSTT khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng phổ biến.
SSTT là hội chứng lâm sàng được gây ra bởi tổn thương não với đặc trưng bởi các biểu hiện suy giảm các lĩnh vực nhận thức như: Trí nhớ, định hướng, chú ý, ngôn ngữ, tri giác, suy luận, phán đoán, điều hành, khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên tục, … SSTT có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau, trong đó, phổ biến nhất là bệnh Alzheimer (chiếm 60 - 80% tổng số các bệnh nhân SSTT).
Chia sẻ về cách nhận biết của bệnh, bác sĩ Bùi Văn San - Phòng Tâm thần người già cho biết, các triệu chứng SSTT khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm: Thay đổi nhận thức; mất trí nhớ; khó giao tiếp hoặc tìm từ; khó khăn với khả năng thị giác và không gian, chẳng hạn như bị lạc trong khi lái xe; khó xử lý các nhiệm vụ phức tạp; khó khăn trong việc lập kế hoạch và tổ chức; khó khăn với sự phối hợp và chức năng vận động; nhầm lẫn và mất phương hướng…
Bên cạnh đó, còn có một số triệu chứng loạn thần 30-40% các bệnh nhân mất trí có hoang tưởng; ảo giác có ở 20-30% bệnh nhân mất trí; hội chứng Capgras. Các rối loạn cảm xúc: Trầm cảm và lo âu được gặp ở 40-50% các bệnh nhân SSTT. Các thay đổi về nhân cách: Bệnh nhân trở nên thu mình lại, có bệnh nhân trở nên bủn xỉn, hoài nghi, ghen tuông vô lý, trẻ con hóa, ăn mặc cẩu thả, có khuynh hướng cóp nhặt bẩn thỉu và các rối loạn hành vi: Kích động về đêm, rối loạn hành vi ăn uống và bài tiết…
Sa sút trí tuệ sẽ diễn biến qua 5 giai đoạn. Giai đoạn 1: Không suy giảm. Trong giai đoạn này, Alzheimer không thể phát hiện được và không có vấn đề về trí nhớ hoặc các triệu chứng sa sút trí tuệ khác.
Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Loan - Trưởng phòng Tâm thần người cao tuổi, Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, già hóa dân số đồng nghĩa với việc chúng ta đang phải đối diện với các vấn đề bệnh tật của người cao tuổi, trong đó SSTT đang là một thách thức.
Giai đoạn 2: Suy giảm rất nhẹ. Bệnh có thể nhận thấy những vấn đề nhỏ về trí nhớ hoặc mất đồ đạc xung quanh nhà. Bệnh nhân vẫn sẽ làm tốt các bài kiểm tra trí nhớ và bệnh nhân khó có thể được phát hiện bởi những người thân hoặc bác sĩ đa khoa.
Giai đoạn 3: Suy giảm nhẹ. Những người ở giai đoạn 3 sẽ gặp khó khăn trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Tìm từ đúng trong các cuộc hội thoại; tổ chức và lập kế hoạch; nhớ tên người quen mới. Những người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn 3 cũng có thể thường xuyên mất tài sản cá nhân, bao gồm cả những vật có giá trị.
Giai đoạn 4: Suy giảm vừa phải. Các triệu chứng rõ ràng của bệnh: Gặp khó khăn với số học đơn giản; không nhớ lại những gì họ đã ăn vào bữa sáng; không có khả năng quản lý tài chính và thanh toán hóa đơn; có thể quên chi tiết về quá khứ cuộc sống của họ…
Giai đoạn 5: Suy giảm vừa, nghiêm trọng: Bệnh nhân bắt đầu cần giúp đỡ với nhiều hoạt động hàng ngày; những người trong giai đoạn năm của bệnh có thể gặp; khó mặc quần áo phù hợp; không có khả năng nhớ lại các chi tiết đơn giản về bản thân như số điện thoại của chính họ; sự nhầm lẫn đáng kể…