Phần thấp nhất của tử cung được gọi là cổ tử cung. Khi bạn mang thai, em bé sẽ phát triển tại phần trên của tử cung (còn gọi là thân tử cung). Thân tử cung được nối với âm đạo (hoặc đường dẫn sinh) thông qua cổ tử cung.
Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào bất thường tại cổ tử cung nhân lên với tốc độ không kiểm soát được.
Nếu ung thư cổ tử cung được phát hiện sớm, có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Một trong số những cách phổ biến nhất để chẩn đoán ung thư cổ tử cung là tiến hành xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (pap smear).
Theo thống kê, chỉ có khoảng gần 3% số ca ung thư cổ tử cung được chẩn đoán trong khi mang thai.
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung trong khi mang thai
Các tế bào tại cổ tử cung không bị nhiễm trùng hoặc trở thành tế bào ung thư chỉ trong một đêm. Trên thực tế, những tế bào này sẽ phát triển dần dần thành tế bào tiền ung thư, trước khi trở thành tế bào ung thư. Phải mất vài năm thì tế bào tiền ung thư mới có thể phát triển thành tế bào ung thư được. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quá trình phát triển này có thể sẽ diễn ra rất nhanh và chỉ mất chưa đầy một năm để các tế bào phát triển thành ung thư.
Trong gần như tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung, sự thay đổi của tế bào là do virus HPV gây ra. Sự thay đổi cấu trúc ADN được gọi là đột biến. Đột biến có thể phá vỡ quá trình kiểm soát sự phát triển của tế bào. Do vậy, các tế bào vẫn sẽ tiếp tục tăng sinh kể cả khi không cần thiết. Những tế bào này sẽ dẫn đến việc hình thành các khối u và có thể diễn biến thành ung thư.
Thông thường, xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) có thể phát hiện ra sự có mặt của ung thư cổ tử cung. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên tiến hành xét nghiệm này nếu bạn thường xuyên hoặc bị ra máu bất thường khi mang thai.
Có thể điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai?
Nếu được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung khi đang mang thai, phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng cụ thể của bạn. Bác sĩ có thể quyết định sẽ điều trị ung thư cổ tử cung khi mang thai dựa vào các yếu tố sau:
- Loại ung thư cổ tử cung mà bạn mắc phải.
- Kích thước khối u và việc liệu khối u đã lan rộng chưa (xác định giai đoạn ung thư).
- Bạn đã mang thai được bao lâu rồi?
- Bạn có muốn điều trị ung thư trong khi mang thai hay không, hay sẽ đợi sau khi sinh mới bắt đầu điều trị. Trừ khi ung thư lan rộng và gây ra những mối nguy lớn cho cả bạn và em bé nếu không được điều trị, còn nếu không, đa phần các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đợi đến khi sinh xong rồi mới điều trị.