Thông tin bệnh đậu mùa khỉ lây lan chính qua đường quan hệ tìnּh dụּc đồng giới nam, các nguồn lây khác chỉ là nhỏ lẻ đang khiến dư luận xôn xao, tạo ra nhiều ý kiến trái chiều.
Tổ chức Y tế thế giới đã công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu của bệnh đậu mùa khỉ (Ảnh: WHO).
Sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu của bệnh đậu mùa khỉ vào ngày 23/7, trong bối cảnh đã có hơn 16.000 trường hợp mắc bệnh và 5 ca tử vong, Bộ Y tế cũng như các tỉnh thành của Việt Nam đã có nhiều biện pháp để chủ động giám sát, phòng chống dịch bệnh.
L ây lan chính qua đường quan hệ tìnּh dụּc đồng giới?
Các thông tin về triệu chứng, cách thức lây truyền và mức độ nguy hiểm của bệnh từ cơ quan chức năng và những chuyên gia truyền nhiễm đầu ngành cũng được người dân đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên mới đây, dư luận xôn xao trước một thông tin về đường lây nhiễm chính của bệnh đang được lan truyền rầm rộ.
Theo đó, mạng xã hội lan truyền ảnh chụp màn hình một bài viết được cho là phỏng vấn bác sĩ Trương Hữu Khanh, người có nhiều năm công tác trong lĩnh vực bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, hiện là Phó Chủ tịch thường trực Hội Truyền nhiễm TPHCM.
Bài viết cho biết bác sĩ Khanh chia sẻ, nguyên nhân chính lây lan bệnh đậu mùa khỉ là quan hệ tìnּh dụּc nam, quan hệ tìnּh dụּc đồng giới, các nguồn lây nhiễm khác chỉ mang tính nhỏ lẻ.
Thông tin trên lập tức tạo ra nhiều luồng tranh cãi. Một số ý kiến cho rằng đó là nhận định chủ quan, không có căn cứ khoa học và góp phần làm những người có quan hệ đồng tính nam bị kỳ thị, dẫn tới giấu bệnh, càng khó phát hiện và ngăn chặn đường lây. Với những đối tượng khác, sẽ có trường hợp mang tâm lý rằng mình không có nguy cơ nên không cần phòng tránh.
PV Dân trí đã liên lạc với chính bác sĩ Trương Hữu Khanh để tìm hiểu thực hư. Bác sĩ Khanh khẳng định, bài viết lan truyền trên mạng xã hội không đúng với thông tin ông cung cấp.
Theo đó, bác sĩ Khanh cho biết, nguồn gốc chủ yếu của việc lây truyền bệnh đậu mùa khỉ vẫn là lây từ loại gặm nhấm sang người. Ngoài ra, bệnh có thể lây từ người sang người, khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
Hiện nay qua thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, số ca mắc đậu mùa khỉ chủ yếu là nam giới (chiếm 98%), trong đó có nhiều trường hợp thuộc nhóm có quan hệ tìnּh dụּc đồng giới nam (MSM).
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Ảnh: Hoàng Lê).
Bác sĩ Khanh nhận định, vì virus đậu mùa khỉ lây qua tiếp xúc gần và có tìm thấy trong tinּh dịcּh, nên việc quan hệ tìnּh dụּc nói chung và quan hệ tìnּh dụּc đồng giới nam có thể là một con đường lây nhiễm bệnh. Dù nhóm MSM chiếm tỷ lệ mắc đậu mùa khỉ cao, nhưng nếu xét về số lượng nhiễm nói chung cũng không nhiều.
Người dân cần làm gì?
Bác sĩ Khanh cho biết thêm, virus đậu mùa khỉ có tồn tại trong giọt bắn, nhưng là ở giọt bắn lớn, không lơ lửng mà rớt nhanh xuống thấp, vì vậy, bệnh không dễ lây qua đường hô hấp. Ngoài ra, cũng có thể do nồng độ virus trong giọt bắn rất thấp nên chưa đủ khả năng để gây bệnh. Tuy nhiên, tất cả khả năng trên chỉ là giả thuyết và cần có thời gian nghiên cứu.
Đỗ Cao Vân Anh, Phó trưởng Bộ môn nhiễm, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM cho biết, vì đậu mùa khỉ lây bằng cách tiếp xúc gần, như va chạm, áp sát vào các tổn thương da của người bệnh và người bình thường, nên việc quan hệ tìnּh dụּc cũng là một trong những khả năng có thể gây nguy cơ lây nhiễm.
Với những người quan hệ tìnּh dụּc đồng giới thường nằm trong nhóm nhiễm HIV/AIDS, bị suy giảm miễn dịch, do đó có nguy cơ cao nhiễm các virus như thủy đậu, đậu mùa. Cơ chế này cũng tương tự như những trường hợp mắc bệnh thủy đậu.
Các tổn thương da trên bệnh nhân đậu mùa khỉ (Ảnh: WHO).
Chuyên gia nhận định, Việt Nam hiện tại chưa có ca đậu mùa khỉ, và nếu xuất hiện thì khả năng cao từ những trường hợp ở nước ngoài về. Do đó, khuyến cáo với người dân là tránh tiếp xúc gần với những trường hợp có tổn thương da, nổi mụn nước.
Khi đã lỡ chạm vào các vết tổn thương cần rửa sạch tay và vùng tiếp xúc, nếu dính vào nhiều vùng trên người thì phải tắm sạch. Trong 5-7 ngày sau, nếu xuất hiện các mụn nước thì phải đi đến cơ sở y tế để được khám, cách ly điều trị phù hợp.
"Đây không phải là bệnh lây lan mạnh qua đường hô hấp như Covid-19, nên không quá đáng sợ. Do đó người dân chỉ cần chú ý vệ sinh cơ thể và không nên hoang mang lo lắng" - ThS.BS Vân Anh chia sẻ.
Nguồn Tin: