1. Không chạm vào đầu nam giới
Hành động chạm vào đầu thường là biểu hiện của tình yêu thương của người lớn tuổi đối với trẻ nhỏ. Nhưng nếu hành động này được dùng để cư xử với một người đàn ông trưởng thành, nó thể hiện sự coi thường và khinh miệt đối với anh ta.
Theo quan niệm của người xưa, đầu tượng trưng cho phẩm giá. Đặc biệt là thời cổ đại, đàn ông khi có tuổi sẽ đội quán (loại mũ thời xưa) và búi tóc. Điều này càng thể hiện sự uy quyền và vị thế của nam nhân.
Nếu một người lạ tình cờ chạm vào đầu người của người đàn ông thì đó được coi là biểu hiện khiêu khích.
2. Không được chạm vào eo phụ nữ
Có thể nói quan niệm này vẫn còn đúng cho đến hôm nay. Ngay cả ở thời hiện đại khi góc nhìn của người hiện đại tương đối cởi mở thì việc tiếp xúc cơ thể vẫn cần có những chừng mực nhất định. Nếu là những người không thân thích, tốt nhất không nên có những cử chỉ quá thân mật.
Do đó, nếu ai đó vô tình chạm vào eo của một cô gái và bị phát hiện thì dù có trăm cái miệng cũng không thể giải thích được. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thanh danh cũng như tương lai của một cô gái.
Cổ nhân dặn có ‘tứ không sờ’: 1 đầu nam giới, 2 eo phụ nữ còn lại 2 thứ nữa cho tiền cũng đừng dại thử
3. Không chạm vào rìu của thợ mộc
Thời xưa, chiếc rìu của những người thợ mộc quan trọng như mạng sống. Đây là thứ công cụ giúp họ kiếm sống và sinh tồn. Tưởng rằng nghề mộc chỉ cần dùng sức nhưng thật ra một người tiều phu cũng cần "khổ luyện".
Quá trình từ một người học việc, biết những điều cơ bản cho đến khi thông thạo mọi thứ đòi hỏi người thợ phải có nhiều năm khổ luyện.
Tất cả những ai muốn trở thành một thợ mộc đều phải tự tạo cho mình một điểm nhấn riêng. Trong quá trình học nghề, chiếc rìu là người bạn đồng hành không thể thiếu. Người ta còn ví rằng rìu của người thợ mộc cũng quan trọng như thanh kiếm của tướng quân.
Vì rìu quan trọng như vậy, nên những người thợ mộc không thích có người tự ý chạm vào. Nếu ai đó làm điều này có thể hiểu đó là hành vi thất lễ và bất lịch sự.
4. Không chạm vào dao của người đầu bếp
Những đầu bếp thực thụ đều có dao riêng. Những chiếc dao này sẽ có trọng lượng và hình dáng vừa vặn với chủ nhân. Chính vì lẽ đó, người ngoài không nên tự ý tò mò về những con dao này khi không có sự cho phép của chủ nhân.
Có thể nói, lời truyền lại của cổ nhân về "tứ không sờ" là kinh nghiệm về những phép lịch sự cơ bản. Cho đến nay, ý của câu nói trên vẫn còn những điểm phù hợp với cuộc sống hiện đại. Để không bị đánh giá thấp và gặp phải rắc rối, chúng ta nên cẩn trọng trong từng hành vi của mình.