Ngày nay, ngày càng có nhiều trẻ em sống cuộc sống ít vận động. Truyền hình và trò chơi điện tử chiếm mất nhiều thời gian của trẻ, chúng không thúc đẩy hoạt động thể chất ở trẻ. Ở thành phố, ngoài những giờ học thể dục, thể thao ở trường, trẻ ít có cơ hội được vận động thể dục thể thao .
Sự thiếu vận động này có thể gây ra các vấn đề về tư thế và phối hợp chuyển động, rối loạn tư thế, gây suy cơ, thậm chí có thể bị đau cột sống... Một hoạt động thể thao phù hợp có thể ngăn ngừa những vấn đề này.
Trẻ em cũng nên có hoạt động thể lực phù hợp với sức khoẻ, độ tuổi, giới tính và sở thích.
Bắt đầu vận động tử độ tuổi nào?
Đứa trẻ trải qua các giai đoạn phát triển tâm lý vận động khác nhau. Việc luyện tập thể thao phải theo sát nhất có thể, để tránh mọi vấn đề có thể gây hại cho sức khỏe đồng thời tận dụng tốt nhất các giai đoạn "vàng" phát triển của trẻ.
Từ 3 tháng đến 5 tuổi:
Những hoạt động vui chơi này có thể được bắt đầu từ rất sớm và tiếp tục cho đến 5 tuổi. Các đồ chơi khác nhau như bóng, khối hình, vòng, v.v. Đứa trẻ phải tự mình khám phá ra những hành động hiệu quả nhất để hoàn thành trò chơi và đoán được hành động của người khác.
Bơi lội là một hoạt động đánh thức thể chất của trẻ. Đầu tiên đứa trẻ được ôm bởi cha mẹ hoặc một người lớn, tạo cho trẻ sự tin tưởng. Bé học cách chúi đầu xuống nước và bắt đầu chơi bóng trong nước, giữ thăng bằng trên thảm nổi, đi xuống cầu trượt, v.v. Các hoạt động thể thao cho trẻ phải được thực hiện nhẹ nhàng và tôn trọng thời gian nghỉ ngơi.
Trẻ nên vận động thể lực từ sớm.
Từ 6 đến 7 tuổi:
Ở độ tuổi này, trẻ có thể hướng tới các hoạt động cho phép chúng hoàn thiện khả năng thăng bằng , định hướng trong không gian và phối hợp các chuyển động. Các môn thể thao đối xứng (hoạt động như nhau ở hai bên trái và phải của cơ thể) được ưu tiên: thể dục dụng cụ, bơi lội, trượt tuyết, khiêu vũ, cưỡi ngựa, trượt băng,...
Từ 8 đến 12 tuổi:
Ở lứa tuổi này, ưu tiên tập luyện các môn thể thao cá nhân cần phối hợp vận động của toàn cơ thể: quần vợt, điền kinh, thể dục nhịp điệu và thể dục thể thao, khiêu vũ, leo núi, đấu kiếm, chèo thuyền, ...
Các môn thể thao đối kháng và thể thao đồng đội cũng có thể được luyện tập như: võ thuật, bóng đá, bóng ném, bóng rổ, ... Việc tập luyện không bao giờ được quá nâng cao, nó phải duy trì sự thú vị.
Trẻ được vận động sẽ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ
Thể thao giúp phát triển thể chất và cả tính cách cho trẻ. Điều này có thể đúng khi trẻ được tự do lựa chọn môn thể thao. Bố mẹ có vai trò định hướng và theo dõi quá trình phát triển của trẻ. Lắng nghe lời khuyên của một chuyên gia thể thao hay một bác sỹ thể thao là thật sự cần thiết để lựa chọn môn thể thao phù hợp với con của bạn sau này.
Bí quyết hoạt động thể chất giúp tránh mất ngủ
SKĐS - Hoạt động thể chất đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với giấc ngủ của mỗi người. Vì vậy để không bị mất ngủ, bạn cần hoạt động thể chất đúng cách, khoa học và hợp lý.