Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh suy thận ở nam giới cao hơn hẳn so với phái nữ. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến các bệnh về thận, trong đó phải kể đến một số thói quen sinh hoạt và ăn uống thường thấy ở giới trẻ
Tiêu Gia, 26 tuổi, nhập viện cấp cứu lúc 1 giờ sáng cùng với vợ. Anh chống tay lên eo và phát ra tiếng rên rỉ đau đớn, từ biểu hiện của anh ta có thể thấy Tiểu Ga đang đau đớn vô cùng. Bác sĩ lập tức kiểm tra thì thấy axit uric trong cơ thể anh cao tới 970 umol/L, protein trong nước tiểu, máu ẩn trong nước tiểu, creatinine huyết thanh và các chỉ số khác đều vượt quá giá trị bình thường. Kết luận cuối cùng anh bị suy thận, hai vợ chồng sau khi nghe kết luận của bác sĩ đều không thể tin được, một người trẻ tuổi như vậy sao lại đột nhiên bị suy thận?
Sau khi tìm hiểu về thói quen, lối sống, bác sĩ đã biết rõ những nguyên nhân cơ bản của vấn đề. Được sự ủng hộ của bố mẹ, Tiêu Gia đã mở một nhà hàng hải sản vừa và nhỏ, công việc kinh doanh khá tốt nhưng nhân lực có hạn nên anh ấy làm hầu hết công việc một mình, đôi khi anh ấy rất bận rộn.
Tiêu Gia thường tiếp xúc với hải sản nhiều nhất, đôi khi vẫn còn những thứ chưa bán hết, vì sợ chúng không được tươi vào ngày hôm sau nên anh thường ăn chúng vào đêm hôm đó, kèm theo hai chai bia. Sau đó, anh thấy đau thắt lưng và tiểu ít nên đến bệnh viện kiểm tra thì kết quả là axit uric cao và xuất hiện sỏi trong niệu đạo nhưng không nghiêm trọng nên bác sĩ kê cho một số loại thuốc và dặn anh lưu ý một số điều. Tuy nhiên Tiểu Gia lại chủ quan, không chú ý gì đến điều đó.
Đêm Tiểu Gia đổ bệnh, anh đi ăn hải sản cùng một người bạn, trong lúc ngủ anh bỗng thấy đau nhói vùng thắt lưng và được vợ đưa vào viện sau đó.
3 thói quen xấu có hại cho thận mà nhiều người trẻ mắc phải
1. Ăn uống không kiểm soát
Hải sản là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm và các nguyên tố vi lượng, có tác dụng bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, hải sản cũng chứa nhiều purin và glycosid, nếu ăn chung với bia nhiều purin sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho thận và tăng nguy cơ mắc bệnh gút, bệnh thận.
2. Thường xuyên thức khuya
Chúng ta đều biết rằng, ngủ sau 10 giờ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của thận nói riêng và cơ thể nói chung. Thức khuya trong thời gian dài sẽ làm cho cơ thể phải hoạt động "quá tải", không được nghỉ ngơi lúc cần thiết.
Điều này lâu dần sẽ dẫn đến rối loạn chức năng thận, chức năng trao đổi chất và khả năng miễn dịch cũng suy giảm, do đó làm gia tăng tình trạng suy thận.
3. Sử dụng đồ uống thay nước
Thay vì uống nước, nhiều bạn trẻ có thói quen sử dụng đồ uống có ga, thức uống giải khát để làm tăng "hiệu ứng" sảng khoái và ngon miệng hơn. Tuy nhiên, những đồ uống này lại chứa rất nhiều đường fructose và photpho vô cơ, dễ chuyển hóa thành axit uric, tích tụ trong thời gian dài cũng sẽ gây hại cho thận.
Axit uric quá cao sẽ dẫn đến bệnh gút, làm tổn thương thận và làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch và mạch máu não. Vì vậy khi phát hiện nồng độ axit uric bất thường, phải chú ý và giảm kịp thời để tránh biến chứng nguy hại đến cơ thể.
Đặc biệt, không chỉ nước uống giải khát, uống nhiều rượu bia cũng có thể khiến thận bị tổn thương nghiêm trọng. Khi đi vào cơ thể, loại nước này làm cơ thể bị mất nước gây ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan, đặc biệt là thận. Nếu hiện tượng này kéo dài có thể dẫn đến suy thận.
Hơn nữa, sử dụng đồ uống có cồn vào buổi tối càng làm tăng thêm độ độc hại của chúng với cơ thể, làm thay đổi chức năng của thận và khiến thận không thể lọc máu dẫn đến suy thận. Rất nguy hiểm!
Vì vậy, hãy tránh xa những loại đồ uống này để bảo vệ thận cũng như sức khoẻ của bạn.
Người bị suy thận nên và không nên ăn gì?
Nên ăn:
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận rất quan trọng, mặc dù bị hạn chế nhiều loại thực phẩm nhưng các nguồn thực phẩm tự nhiên lại là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh.
- Gia vị: cần ăn nhạt (không ăn quá 2 – 4g muối/ ngày), cẩn trọng khi chọn thực phẩm chế biến và thực phẩm ăn sẵn.
- Tinh bột: miến dong, gạo xay trắng, bột sắn dây, khoai sọ, khoai lang, bún, hủ tiếu, phở… những loại này có hàm lượng đường thấp.
- Chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa. Nhưng tùy theo giai đoạn suy thận mà chọn những thực phẩm có lượng đạm phù hợp.
- Chất béo: dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu…), mỡ cá.
- Chất xơ, vitamin: ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể sử dụng đa dạng các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, tím, vàng.
Nên tránh:
Khi bị suy thận, bạn sẽ phải tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và cần được giới hạn đặc biệt về muối và chất đạm, điều này giúp người bệnh giảm được lượng chất thải mà cơ thể tạo ra từ đó giảm bớt gánh nặng cho thận.
- Thịt: gà, thịt ngỗng, thịt thú rừng, thận heo, nội tạng động vật (người bệnh suy thận tiểu ra máu và hàm lượng axit uric cao).
- Hải sản: cua, cá trích, cá sú vàng, cá cơm, sò…
- Trái cây: cam, chanh, quýt, bưởi, chuối, dưa hấu, dứa, nho, đào, lựu…
- Rau củ quả: măng tre, gừng, rau bina, đậu đỗ, lạc, vừng, hạt điều, hạt dẻ…
Ngoài ra, người bệnh cần phải kiêng các thực phẩm cay nóng (làm tăng nhiệt cơ thể), thực phẩm chứa nhiều Kali (trường hợp bị tăng Kali máu), phốt pho, chất béo…