1. Sa trực tràng là gì?
Nội dung
1. Sa trực tràng là gì?
2.Nguyên nhân của sa trực tràng
3.Đối tượng dễ mắc
4.Triệu chứng của bệnh sa trực tràng
5.Biến chứng của sa trực tràng
6.Chẩn đoán và điều trị
7.Lời khuyên của bác sĩ
Trực tràng là đoạn cuối cùng của ruột già, ngay trước hậu môn. Trực tràng bị sa ra ngoài là khi trực tràng trượt ra khỏi lớp niêm mạc hoặc trượt toàn bộ ra ngoài hậu môn.
Thông thường, sa trực tràng xuất hiện khi đi đại tiện và có thể tự động co trở lại ống hậu môn hoặc được đẩy lên bằng tay.
Trực tràng bị sa được phân loại theo mức độ:
-Trực tràng sa không hoàn toàn: bị sa, tuy nhiên không đến mức có thể lồi ra ngoài hậu môn.
-Sa niêm mạc: niêm mạc của trực tràng bị lồi ra ngoài hậu môn.
Sa trực tràng được phân thành nhiều cấp độ khác nhau.
-Sa hoàn toàn: toàn bộ khối trực tràng bị lồi ra ngoài qua hậu môn
2.Nguyên nhân của sa trực tràng
Sa trực tràng hoại tử do thoa thuốc điều trị trĩ ĐỌC NGAY
Các nguyên nhân thường gặp:
-Bị táo bón kéo dài.
-Khi đi tiểu phải rặn
-Người có hệ thống cơ vùng sàn chậu yếu, cơ thắt hậu môn yếu.
-Bị các tình trạng có sự tăng áp lực trong ổ bụng kéo dài: phì đại lành tính tuyến tiền liệt, xơ gan , bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…
-Bị các vấn đề bất thường về cấu trúc các dây chằng giữ trực tràng
Ngoài ra bệnh còn do các nguyên nhân khác như:
-Bị bệnh lý đường ruột bẩm sinh: Phình đại tràng bẩm sinh (Hichsprung) hoặc loạn sản thần kinh ruột.
-Bị nhiễm ký sinh trùng.
-Bị chấn thương vùng thắt lưng – cùng – cụt; Bệnh lý thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng – cùng – cụt.
-Có tổn thương các dây thần kinh điều khiển cơ vùng hậu môn – trực tràng sau mang thai hoặc sinh thường khó, sau phẫu thuật, sau chấn thương.
-Sự suy yếu các cơ khi cơ thể lão hóa.
3.Đối tượng dễ mắc
Sa trực tràng là một bệnh không phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi (trên 50 tuổi), hiếm gặp ở trẻ em. Nam giới ít bị sa trực tràng hơn phụ nữ (80-90%). Thông thường bệnh xảy ra ở phụ nữ sinh đẻ nhiều chiếm 35%. Tuy nhiên, số bệnh nhân táo bón kéo dài có thể chiếm từ 30% - 70%
4.Triệu chứng của bệnh sa trực tràng
Các triệu chứng của sa trực tràng rất giống với bệnh trĩ do vậy rất dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, trong cơ thể sa trực tràng bắt nguồn ở vị trí cao hơn so với bệnh trĩ. Một người với sa trực tràng có thể cảm thấy khối mô nhô ra từ hậu môn và kèm theo các triệu chứng như:
-Có cảm giác ở hậu môn bị sa xuống.
-Khối sa ở hậu môn: dài và tròn đồng tâm khi đi cầu hay ngồi xổm. Ban đầu khối sa còn nhỏ và ngắn chỉ thấy khi đi ngoài, xong tự co vào trong. Càng về sau khối sa càng to, đại tiện xong vẫn còn thấy phải lấy tay ấn vào.
-Xuất hiện máu tươi bám lên phân hoặc giấy vệ sinh.
-Đi ngoài không thể kiểm soát, có thể có dịch tiết nhầy.
5.Biến chứng của sa trực tràng
Sa trực tràng nếu không được xử trí lâu dần có thể gây ra các biến chứng như: Chảy máu; Gây viêm loét trực tràng; Thắt ngẹt; Tình trạng tắc ruột; Vỡ trực tràng; Sa sinh dục nữ;...
6.Chẩn đoán và điều trị
Để chẩn đoán chính xác bệnh sa trực tràng, bệnh nhân được chỉ định chụp MRI, đây là phương pháp chính xác và có thể chẩn đoán được các yếu tố kèm theo bệnh sa trực tràng như sa sinh dục, sa bàng quang, sa sàn chậu…
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị. Khi bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, phương pháp điều trị nội khoa như dùng thuốc nhuận tràng, thay đổi chế độ ăn có thể mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, chỉ có biện pháp phẫu thuật mới có thể điều trị dứt điểm bệnh sa trực tràng.
Có thể lựa chọn hai đường mổ: đường bụng hoặc đường tầng sinh môn.
-Các phẫu thuật đường bụng chia làm 3 nhóm chính: xử lý sàn chậu gây thoát vị và đóng lại túi cùng; cố định trực tràng (với các phương pháp như Orr – Loygue hay khâu treo trực tràng sử dụng các mảnh prolene,…); hoặc cắt bỏ đoạn ruột.
-Với đường tầng sinh môn có thể sử dụng các kỹ thuật: khâu thiết chặt bớt lỗ hậu môn; cắt vòng niêm mạc trực tràng và khâu gấp nếp cơ trực tràng (PT Delorme); hay cắt đoạn đại - trực tràng sa qua đường tầng sinh môn,…
7.Lời khuyên của bác sĩ
Nên uống nhiều nước phòng táo bón
Chăm sóc tại nhà sau khi phẫu thuật
Với bệnh nhân sau phẫu thuật cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần:
-Nghỉ ngơi thư giãn, tránh căng thẳng, stress
-Nên tránh khuân vác nặng, tránh kích thích tăng áp lực vùng chậu
-Sau khi phẫu thuật trực tràng, bệnh nhân có thể có dịch hoặc máu vùng hậu môn – trực tràng trong khoảng 4 tuần. Thưởng chảy rỉ rả, lượng ít. Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ nếu gặp bất kì triệu chứng khó chịu hoặc bất thường nào: tiểu khó, chảy máu nhiều, sốt, nhiễm trùng vết mổ …Lưu ý tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ.
Để phòng ngừa bệnh sa trực tràng nên đề phòng táo bón kéo dài bằng cách:
-Uống khoảng 2 lít nước/ngày, không đợi đến lúc khát mới uống nước.
- Bổ sung chất xơ trong khẩu phần ăn như: ngũ cốc, trái cây, rau xanh… chú ý trái cây có thể ăn nguyên quả, không nên làm sinh tố. Bởi vì khi ăn quả như vậy sẽ tiếp nhận được lượng chất xơ có trong hoa quả.
-Ưu tiên các loại thực phẩm có tác dụng nhuận tràng, hạn chế táo bón như: rau khoai, rau mùng tơi, rau dền,… trong bữa ăn hàng ngày
-Tập thói quen đi vệ sinh hàng ngày, không rặn nhiều khi đại tiện.
Bài thuốc hay trị chứng sa trực tràng
SKĐS - Chứng sa trực tràng là tình trạng một phần hay toàn bộ thành trực tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn. Các lứa tuổi đều có thể mắc sa trực tràng nhưng hay gặp ở trẻ em 1 - 3 tuổi (sa niêm mạc) và người lớn trên 50 tuổi (thường gặp cả sa niêm mạc và sa toàn bộ). Nguyên nhân ở trẻ em do tiêu chảy, ho gà, hẹp bao quy đầu. Ở người lớn do chứng táo bón, viêm đại tràng mạn, bí tiểu, u tuyến tiền liệt, sỏi bàng quang... người làm nghề khuân vác nặng.
Mời xem video nhiều người quan tâm:
Nguy Cơ 4 Dịch Chồng Nhau, Y Tế Việt Nam Đang Làm Gì Để Phòng Chống? | SKĐS