Trang Chủ > Sức khỏe > Cách phòng ngừa, ứng phó khi bị say nắng

Cách phòng ngừa, ứng phó khi bị say nắng

Lao Động
29/07/2022 07:38:02

Say nắng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng đến não, tim, cơ bắp, thậm chí có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân và biểu hiện của say nắng

Say nắng xuất phát từ việc chúng ta tiếp xúc với môi trường nắng nóng trong thời gian dài hoặc hoạt động vất vả. Ngoài ra khi thay đổi môi trường đột ngột, di chuyển từ phòng mát ra ngoài trời khi nhiệt độ tăng cao dẫn đến hiện tượng say nắng.

Các yếu tố về tuổi tác hay sử dụng một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến khả năng giữ nước và phản ứng nhiệt của cơ thể cũng là nguyên nhân say nắng.

Người say nắng thường có nhiệt độ cơ thể từ 40 độ trở lên; Thay đổi cả về trạng thái, tinh thần, thường  khó chịu, mê sảng, lú lẫn, đôi khi còn nói lắp. Biểu hiện của cơ thể và mồ hôi thay đổi khi say nắng là da khi chạm vào thường rất nóng và khô.

Cách phòng ngừa, ứng phó khi bị say nắng-1

Những biểu hiện khi bị say nắng ( Ảnh: BVTUQĐ108)

Các biểu hiện khác thường xuyên gặp phải như: buồn nôn, ói mửa, da ửng đỏ, nhịp tim, nhịp thở nhanh, đau đầu thậm chí là đau nhói.

Cách phòng ngừa, ứng phó khi bị say nắng

Khi thấy người bị say nắng, cần đưa người bệnh đến cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Đồng thời, thực hiện sơ cứu ngay lập tức để hạ nhiệt cho người say nắng hoặc trong thời gian chờ cấp cứu. Các bước như sau:

- Đưa người đó vào bóng râm hoặc trong nhà.

- Cởi bỏ quần áo thừa.

- Làm mát người bằng bất cứ phương tiện nào có sẵn  như cho vào bồn nước mát hoặc vòi hoa sen mát, quạt phun sương bằng nước mát, hoặc đặt túi đá hoặc khăn ướt lạnh lên người, đầu, cổ,..

Say nắng là điều có thể đoán trước và phòng tránh được. Để phòng ngừa say nắng, bạn nên mặc quần áo rộng rãi, nhẹ nhàng để cơ thể được làm mát;

Bảo vệ da khỏi bị cháy nắng ở ngoài trời bằng việc đội mũ rộng vành và kính râm, đồng thời sử dụng kem chống nắng. Thoa kem chống nắng nhiều và thoa lại sau mỗi hai giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi hoặc đổ mồ hôi;

Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đổ mồ hôi và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường;

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bổ sung với một số loại thuốc;

Không để ai, đặc biệt là trẻ em ở lại trong xe đang đỗ ở dưới trời nắng nóng, thậm chí trong bóng râm. Nhiệt độ trong xe có thể tăng lên 20 độ khi ở dưới ánh nắng mặt trời;

Nâng cao sức khỏe bằng việc tập thể dục tại các thời điểm mát mẻ trong ngày như sáng sớm hoặc chiều tối;

Trang bị những dụng cụ y tế cần thiết để có thể sơ cứu kịp thời.