Lá tía tô có muôn vàn lợi ích cho sức khỏe. Phụ nữ Nhật từng ‘mách nước’ công thức nấu nước lá tía tô giúp tăng sức đề kháng, điều trị bệnh và làm đẹp da khá tốt.
Tía tô đặc biệt còn được xem là một vị thuốc khi áp dụng một cách thích hợp.
Vitamin tốt cho sức khỏe có trong lá tía tô
Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, không độc, hương vị the mát pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế có tính sát khuẩn rất hiệu quả.
Bản thân lá tía tô có chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao kèm theo các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B4, B6, K, C,… các khoáng chất (phốt pho, lưu huỳnh, kẽm, sắt,…) hỗ trợ điều trị bệnh, đặc biệt các bệnh về da, dạ dày và tăng sức đề kháng hiệu quả.
Nước lá tía tô có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Từ lâu, tía tô đã được người dân sử dụng như một giải pháp tự nhiên chữa bệnh không cần dùng kháng sinh. Chúng còn có tác dụng làm đẹp da, thải mỡ nhanh.
Tốt cho dạ dày
Theo các nghiên cứu khoa học, lá tía tô là một loại thảo dược có tác dụng chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả. Trong lá có chứa tanin và glucosid, những chất có tác dụng chống viêm, làm lành vết loét, liền sẹo và giảm gia tăng axit trong dạ dày.
Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, nếu dùng ở dạng nước sắc, lá tía tô không chỉ có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường ở những bệnh nhân đau dạ dày mà còn giúp bệnh nhân ăn ngon và ngủ tốt hơn.
Lá tía tô tốt cho dạ dày. Ảnh: Internet
Cung cấp vitamin, tăng cường thể lực
Tía tô rất giàu vitamin và các khoáng chất khác. Qua đó có tác dụng bồi bổ cơ thể sinh lý tốt hơn, đồng thời giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng hay thiếu chất dinh dưỡng.Ngoài ra, các chất dinh dưỡng có trong tía tô có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ sức khỏe tim mạch và mạch máu não của con người, cải thiện trí nhớ và duy trì thị lực khỏe mạnh.
Hỗ trợ cho người bị bệnh gout
Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, để cân đối sử dụng hợp lí với loại thuốc được kê.
Hỗ trợ giải cảm lạnh, dị ứng
Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, được hiểu là thuốc giải cảm được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở các giai đoạn đầu của bệnh. Có nhiều phương thức để người bệnh sử dụng như nấu cháo hành cùng tía tô, vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm; đun thật nóng nước lá tía tô rồi xông toàn thân … Nhưng cách thức phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm nóng.
Lá tía tô trị cảm. Ảnh: Internet
Các triệu chứng dị ứng như ngứa mắt, hắt hơi, chảy nước mũi, thở gắt được lá tía tô điều trị hiệu quả.
Chữa sốt xuất huyết
Một số cách trị sốt xuất hiện từ lá tía tô cũng được chỉ ra. Khi kết hợp với rau má, cỏ nhọ nồi, bông mã đề sẽ có tác dụng hiệu quả.
Chăm sóc làn da từ bên trong
Với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi để giúp giảm mụn bọc, mụn mủ… Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung giúp làn da mịn màng, trị nám, trắng trẻo lên trông thấy.
Nước lá tía tô có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Internet
Cách nấu nước lá tía tô giúp ngủ ngon, trị nám và tăng sức đề kháng hiệu quả
Khi đem kết hợp với những nguyên liệu phù hợp, nước tía tô vừa phát huy những công dụng vốn có vừa tăng thêm lợi ích sức khỏe mà ai cũng phải thích mê. Bạn có thể áp dụng công thức sau:
- 1 nắm lá tía tô thái nhỏ.
- 1 nhánh gừng tươi đem thái sợi.
- 1 nắm gạo lứt rang
Lá tía tô kết hợp với gừng có rất nhiều tác dụng. Ảnh: Internet
Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong tía tô có hoạt chất giúp giảm lo âu, điều trị rối loạn giấc ngủ hiệu quả. Gừng lại là một gia vị có chứa hoạt chất cineol giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng, tăng khả năng hoạt huyết, lưu thông máu nên giúp cải thiện giấc ngủ rất tốt.
Riêng gạo tẻ đem nấu nước uống kiểu này sẽ bổ sung cho cơ thể nhiều loại vitamin cho làn da trắng hồng mịn màng, trẻ hóa da, góp phần làm mờ sạm nám. Nhất là khi kết hợp với lá tía tô thì công dụng làm đẹp da, trị nám lại càng rõ rệt.
Cách thực hiện:
- Bạn bỏ gạo vào rang vàng, sau đó cho thêm gừng tươi. Cuối cùng là cho lá tía tô vào đảo cho đến khi các nguyên liệu đều chuyển màu vàng.
- Đổ nước vào đun sôi khoảng 15 phút, bạn tắt bếp và lọc lấy nước cốt.
Cách dùng:
Nước lá tía tô kết hợp với gạo rang có tác dụng ngủ ngon, trị nám. Ảnh: Internet
Sau khi món nước hoàn thành, bạn sử dụng uống vào mỗi buổi sáng sau ăn. Có thể uống ở dạng ấm hoặc lạnh tùy sở thích. Bạn có thể dùng gạo thường, tuy nhiên, gạo lứt rang được chỉ ra chứa nhiều vitamin hơn, có khả năng làm đẹp tốt hơn.
Theo
My My (t/h) | Phụ Nữ Sức Khỏe
Link bài gốc
Copy link
https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/phu-nu-va-gia-dinh/cach-nau-than-duoc-la-tia-to-ket-hop-them-nguyen-lieu-nay-tang-suc-de-khang-ngu-ngon-va-tri-nam-nhu-thuoc-tien-484991.html