1. Ăn chất béo lành mạnh và axit béo omega-3
Chất béo lành mạnh có trong các thực phẩm cá, trứng, dầu ô liu, phô mai,...giúp sản sinh năng lượng cho cơ thể. Một mẹo cho bạn là nên sử dụng dầu ô liu hoặc dầu hạt cải thay cho các loại dầu ăn bán trên thị trường để giảm nguy cơ đột quỵ.
2. Ăn ít natri.
Việc hấp thụ nhiều natri có liên quan đến tăng huyết áp, góp phần vào nguy cơ đột quỵ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng natri vừa phải có tác dụng bảo vệ đột quỵ. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chúng ta nên tiêu thụ ít hơn hoặc bằng 1.500 mg natri mỗi ngày.
3. Ăn nhiều chất xơ
Nên ăn nhiều chất xơ để giảm nguy cơ đột quỵ (Ảnh đồ họa: Lâm Anh)
Khi nói đến chế độ ăn uống lành mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng luôn đề nghị chúng ta ăn thực phẩm ít chất béo bão hòa, ăn nhiều trái cây và rau quả và cung cấp đủ chất xơ mỗi ngày. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chúng ta sẽ giảm nguy cơ đột quỵ khoảng 12% nếu cung cấp 10 gam chất xơ mỗi ngày.
4. Hạn chế ăn thịt đỏ
Một thói quen ăn uống quan trọng khác để ngăn ngừa đột quỵ là hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, do thịt đỏ có chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao. Thay vào đó, ăn uống lành mạnh, kết hợp nhiều rau và thường xuyên tập thể dục sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
5. Đừng áp lực giảm cân
Áp lực giảm cân có nguy cơ khiến tỉ lệ đột quỵ cao (Ảnh đồ họa: Lâm Anh)
Giảm cân giúp vóc dáng của bạn trở nên thon gọn, tuy nhiên, áp lực về giảm cân cũng khiến bạn căng thẳng, không thể tập trung, từ đó dẫn đến nhiều nguy cơ bệnh tâm lý.
Bệnh đột quỵ cũng có liên quan mật thiết đến tâm trạng của bạn, do đừng, hãy ngừng áp lực giảm cân, ngừng ăn kiêng nghiêm ngặt thay vào đó là chế độ ăn uống khoa học, sẽ giúp chúng ta có sức khỏe tốt.