Theo Verywell Health , các loại rau họ cải và các loại thực phẩm khác có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp. Vậy câu hỏi được đặt ra là có nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa goitrogenic như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, dâu tây…?
Các loại thực phẩm giàu goitrogen quan trọng là các loại rau thuộc họ cải, một số loại trái cây, hạt và ngũ cốc cũng chứa các chất này.
Có ba loại goitrogens: goitrins, thiocyanat và flavonoid. Một số thực phẩm có chứa goitrins và / hoặc thiocyanat: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng, cải xoăn, su hào, cây kê, quả đào, củ cải, rau chân vịt, dâu tây, khoai lang, cải xoong… Một số thực phẩm có chứa flavonoid: quả mọng, rượu vang đỏ, các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành…
Một số thực phẩm giàu goitrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.
Goitrins và thiocyanat được giải phóng từ một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật khi chúng được cắt lát hoặc nhai ở trạng thái thô. Flavonoid trong thực phẩm cũng có thể được chuyển đổi thành các hợp chất goitrogenic bởi vi khuẩn tồn tại trong ruột.
Goitrogens có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp như thế nào ?
Thực phẩm chứa goitrogens có thể làm rối loạn chức năng tuyến giáp bằng cách ức chế khả năng sử dụng iốt của cơ thể bạn. Cụ thể hơn, goitrogens có thể ngăn cản quá trình hấp thu iốt vào tuyến giáp. Chúng cũng ức chế việc sản xuất hormone tuyến giáp.
Với số lượng rất lớn, goitrogens có thể gây ra bướu cổ hoặc phì đại tuyến giáp- một bệnh lý tuyến giáp lành tính không phải ung thư. Chúng cũng có thể hoạt động giống như thuốc kháng giáp, có khả năng gây suy giáp.
Đậu nành
Mặc dù thực phẩm từ đậu nành không ảnh hưởng đến tuyến giáp ở những người có chức năng tuyến giáp bình thường và có đủ lượng iốt, nhưng chúng có thể cản trở sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Đây là lý do vì sao các chuyên gia khuyên bệnh nhân tuyến giáp không cần tránh các thực phẩm từ đậu nành, nhưng hãy chắc chắn rằng uống thuốc tuyến giáp khi đói.
Cũng có một số lo ngại rằng tiêu thụ isoflavone, các thành phần hoạt tính trong đậu nành, có thể kích hoạt quá trình chuyển đổi từ suy giáp cận lâm sàng sang bệnh suy giáp công khai ở những người có lượng iốt thấp. Tuy nhiên, nghiên cứu liên quan đến hiện tượng này đang gây tranh cãi.
Giảm thiểu ảnh hưởng của thực phẩm này
Thực phẩm chứa goitrogens rất giàu vitamin và khoáng chất, và hầu hết các chuyên gia không khuyến cáo bất kỳ ai - kể cả bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp - tránh ăn chúng. Tuy nhiên, có một số hướng dẫn cần xem xét nếu tuyến giáp của bạn hoạt động kém.
Dưới đây là những gì bạn có thể làm để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực:
- Nấu các loại rau có goitrogenic: Hấp, nấu hoặc lên men có thể làm giảm mức goitrogens. Nếu bạn thích rau bina hoặc cải xoăn tươi trong sinh tố, hãy thử chần rau và sau đó bảo quản chúng trong tủ đông để sử dụng sau.
- Tăng lượng iốt và selen của bạn: Nhận đủ iốt và selen có thể giúp giảm tác động của goitrogens, thiếu iốt là một yếu tố nguy cơ phổ biến đối với rối loạn chức năng tuyến giáp.
Các nguồn thực phẩm giàu iốt bao gồm rong biển và muối iốt. Các nguồn selen tuyệt vời bao gồm cá, thịt, hạt hướng dương, đậu phụ, pho mát…
- Lựa chọn thực phẩm khác: Ăn nhiều loại thực phẩm không gây goitrogenic sẽ giúp hạn chế lượng goitrogens bạn tiêu thụ và đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều loại vitamin và khoáng chất lành mạnh.
Nếu bạn bị suy giáp và vẫn có tuyến giáp hoạt động một phần, hãy đặc biệt cẩn thận không ăn quá nhiều thực phẩm gây goitrogenic thô. Nếu bạn chủ yếu ăn thực phẩm chứa goitrogens nấu chín và gặp khó khăn trong việc đáp ứng điều trị tuyến giáp, bạn có thể cân nhắc cắt giảm lượng thực phẩm này trong chế độ ăn uống tổng thể.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người có bệnh tuyến giáp đều cần phải biết về goitrogens. Chẳng hạn, nếu bạn bị suy giáp do phẫu thuật cắt tuyến giáp, bạn không cần phải quan tâm đến goitrogens.