Hầu hết các nước trên thế giới đều có lạm phát tăng cao và tăng trưởng suy giảm (
Hoa Kỳ, EU, Anh, các nước trong khu vực
).
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều nước đã thực hiện chính sách tiền tệ, tài khóa nới lỏng, hạ lãi suất, đưa tiền mặt ra hỗ trợ người dân.
Điều đó dẫn đến hệ lụy lạm phát tăng cao.
Đêm qua, Hoa Kỳ vừa tăng lãi suất 0,75% (sau 2 lần tăng liên tiếp 0,75% trước đó) đưa lãi suất điều hành lên mức 3-3,25%. Nhiều quốc gia, đối tác lớn của ta đều tăng lãi suất (trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (EU) cũng đã tăng lãi suất 0,75%)…
Chỉ số đồng USD tăng mạnh nhất trong 38 năm qua: Tăng 19% so với cùng kỳ và 15% so với cuối năm 2021; nhiều đồng tiền phá giá ở mức báo động: đồng Euro giảm 11,8%, Bảng Anh giảm 15,5%, Yên Nhật giảm 24,3%, Nhân dân tệ giảm 10,2%...
2.
Tác động, ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta
- Quy mô kinh tế còn khiêm tốn, độ mở của nền kinh tế cao (200% GDP), sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Thực trạng này dẫn đến
chỉ một biến động nhỏ của thế giới có thể gây tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội trong nước.
- Tác động tiêu cực đến tỉ giá, lãi suất, giá trị tiền đồng Việt Nam.
Điều hành tỉ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh tài chính, tiền tệ quốc tế biến động mạnh, nhiều đồng tiền phá giá ở mức cao là một thách thức rất lớn để có thể thực hiện được mục tiêu giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát
.
TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô sau khi Fed tiếp tục nâng lãi suất
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về xây dựng pháp luật và ổn định kinh tế vĩ mô
* Công tác chỉ đạo điều hành vĩ mô nói riêng và phát triển KTXH nói chung
sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Đặc biệt, đối với các chính sách kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát cần phải
xem xét, tính toán, cân nhắc kỹ
trên nhiều phương diện (cả tác động, ảnh hưởng từ bên ngoài và bên trong).
- Trong đó,
tôi nhấn mạnh quan điểm
:
C
hỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn theo hướng
:
(1)
Bảo đảm ổn định trong điều kiện bất định;
(2)
Giữ thế chủ động trước những diễn biến phức tạp, bất ngờ, khó lường;
(3)
Kiên định, nhất quán, phù hợp, hiệu quả trước sự biến động, tác động nhiều chiều từ thế giới và trong nước;
(4)
Kiểm soát rủi ro, kịp thời ứng phó với nguy cơ suy thoái, khủng hoảng;
(5)
Tạo dựng phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế trong điều kiện hội nhập sâu rộng.
trong đó: ; trong đó:
(nhằm đạt được mục tiêu vừa giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng).
(các ngân hàng thương mại yếu kém, dự án kém hiệu quả…)
NHNN điều hành chủ động, linh hoạt, phù hợp các công cụ
tỉ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng
để kiểm soát lạm phát và thực hiện các mục tiêu đề ra.
Lựa chọn phân bổ vốn tín dụng hợp lý, hiệu quả, tập trung cho sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
chủ trì
bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực, thực phẩm
, đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững; thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Đẩy mạnh tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu về lúa gạo, trái cây, thủy sản với tinh thần làm đủ ăn và có xuất khẩu với chất lượng, hiệu quả cao.
Bộ Công Thương
chủ trì thúc đẩy mạnh mẽ thị trường trong nước, mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ;
bảo đảm tuyệt đối an ninh nguồn cung và kiểm soát tốt giá năng lượng
(điện, xăng dầu).
Tinh thần là phải bảo đảm xuất đủ nhập và có thặng dư thương mại bền vững; thúc đẩy cả tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
chủ trì đẩy mạnh phát triển thị trường lao động ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững,
bảo đảm đủ lao động,
không để thiếu hụt lao động làm gián đoạn sản xuất kinh doanh; thúc đẩy mạnh mẽ đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao. Tiếp tục làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nhất là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Bộ Ngoại giao
phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại,
mở rộng thị trường
, tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định FTA và hội nhập; tăng cường ngoại giao kinh tế, tạo thế đan xen lợi ích.
Bộ Xây dựng
rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy mạnh mẽ xây dựng
nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân
; có giải pháp phát triển thị trường BĐS lành mạnh, hiệu quả, bền vững.
- Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí
nắm chắc tình hình để
thông tin tuyên truyền khách quan, trung thực, chính xác
, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin trong nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.
- Các đồng chí lưu ý:
Đây chính là những yếu tố nền tảng để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững."
PV