Bảo tồn và phát triển cây gừng gió
Từ xa xưa, người dân tại các vùng miền núi thường sử dụng cây gừng gió để chữa bệnh. Trong cộng đồng các dân tộc H'rê, Cor, Ca Dong ở Quảng Ngãi, người dân sử dụng gừng gió để làm thuốc bệnh ngoài da, đường ruột, dạ dày, tiêu hóa… Gừng gió dùng củ và rễ cắt lát mỏng, ngâm rượu hay phơi khô nghiền thành bột trộn với mật ong làm thuốc.
Dựa trên kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Sâm và Dược liệu (Viện Sinh học nhiệt đới) tại 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã xác định được 46 taxa (một đơn vị phân loại) gừng gió trong 7 chi và 3 họ thực vật. Nghiên cứu cũng cho thấy, khoảng 80% các loài gừng gió được trồng ở vườn nhà, khoảng 20% các loài còn lại là các loài trong tự nhiên và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người dân địa phương.
Trồng gừng gió ở Trà Bồng.
Tại huyện Trà Bồng, gừng gió phân bố rộng và khá liên tục trong tự nhiên từ độ cao 600 - 1.400m, mọc dưới sườn dốc, tán rừng, sườn núi ẩm hay ven suối. Rừng Cà Đam là nơi phù hợp để xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển một số loài gừng gió quý hiếm, có giá trị kinh tế và tiềm năng. Trong khi đó, tại huyện Sơn Tây, các nhà khoa học, nghiên cứu đã đi thực địa tại rừng phòng hộ Azin, một trong những khu rừng lớn nhất tỉnh Quảng Ngãi, cũng là nơi phù hợp để xây dựng mô hình.
Xây dựng vườn cây giống, trồng dược liệu dưới tán rừng
Cho vay đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý ĐỌC NGAY
Cây sâm bảy lá một hoa (thất diệp nhất chi hoa), tam thất bắc là các loại sâm dược liệu quý hiếm xuất hiện ở các huyện miền núi trong tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, việc khai thác theo kiểu tận diệt, không có kế hoạch bảo tồn, phát triển đã dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng loại cây quý này.
Để bảo tồn, mô hình trồng và bảo tồn, phát triển, hỗ trợ tiêu thụ cây sâm bảy lá và tam thất bắc được triển khai tại 3 huyện Trà Bồng, Sơn Tây và Ba Tơ. Ngoài xây dựng vườn giống, vườn sưu tập bảo tồn gen các loại dược liệu này, người dân địa phương được hỗ trợ về giống, kỹ thuật chăm sóc để trồng trong vườn hộ gia đình và dưới tán rừng. Cán bộ nông nghiệp thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ người dân chăm sóc cây trồng nhằm phát triển cây dược liệu, tạo kế sinh nhai cho người dân địa phương.
Trồng dược liệu dưới tán rừng ở Quảng Ngãi.
Sâm bảy lá, thuộc họ hành tỏi sống lâu năm, thân rễ ngắn, dài chừng 5 - 15cm. Theo Đông y, ngoài công dụng thanh nhiệt giải độc , chữa sốt và rắn độc, cây còn dùng chữa mụn nhọt, viêm, sốt rét, ho lao, ho lâu ngày, hen suyễn, kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn, giảm mỡ máu...
Việc trồng và bảo tồn nguồn dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, để những mô hình mang này thực sự giúp người dân giảm nghèo bền vững là cả một quá trình dài. Bởi lâu nay, những loại cây trồng này được người dân trồng từ lâu, nhưng chủ yếu trồng tự phát. Vì thế, các cây dược liệu, cây bản địa vẫn chưa phải là cây trồng sản xuất hàng hóa. Đầu ra cho cây dược liệu chủ yếu đều do tư thương tự mua bán với số lượng ít. Thế nên, khi triển khai nhân rộng, mở rộng diện tích thì câu chuyện đầu ra cho sản phẩm là vấn đề mà chính quyền địa phương cần phải quan tâm tính toán.
Hơn nữa, do tập quán sản xuất lạc hậu, nếu không được hướng dẫn kỹ thuật, tuyên truyền thì việc triển khai, nhân rộng mô hình sẽ gặp nhiều trở ngại, hiệu quả kinh tế mang lại không như mong muốn.
Chàng trai người Mông phát huy bài thuốc gia truyền cứu bệnh nhân nghèo
SKĐS - Chàng thanh niên người Mông ở Lai Châu đã phát huy bài thuốc gia truyền, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, tăng men gan...
Xem thêm video đang được quan tâm:
Rong biển: Món ăn bài thuốc nhiều lợi ích cho sức khỏe.