Trang Chủ > Sức khỏe > Ai sẽ chăm sóc tôi nếu tôi mắc bệnh hiểm nghèo?

Ai sẽ chăm sóc tôi nếu tôi mắc bệnh hiểm nghèo?

Tuổi Trẻ
05/08/2022 05:38:32

Ai sẽ quan tâm, chăm sóc tôi nếu tôi mắc bệnh hiểm nghèo hoặc không may bị thương tật suốt đời? Nhất là khi quá trình chăm sóc phục hồi có thể kéo dài và làm phiền đến những người xung quanh. Rất may, vấn đề này hiện đã có giải pháp…

  • FWD giới thiệu hệ sinh thái công nghệ thông minh tại FWD Music Tour
  • FWD Việt Nam hợp tác với Traveloka mang sự bảo vệ đến gần hơn với khách hàng

Ai sẽ chăm sóc tôi nếu tôi mắc bệnh hiểm nghèo?-1

Quan tâm chăm sóc người mắc bệnh hiểm nghèo giảm nguy cơ rối loạn tâm lý trong điều trị

Không muốn làm gánh nặng cho người thân

Bà Võ Thị Xuân Thu là giáo viên hưu trí, ngụ tại TP.HCM. Cách đây 10 năm, bà phát hiện mình mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 3. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, tiến hành hóa, xạ trị theo chỉ định của bác sĩ, bà trở lại cuộc sống bình thường.

Tuy nhiên, cuộc sống độc thân khiến nhiều lúc bà ăn uống thất thường, hay bỏ bữa. Sống một mình, bà hay chế biến thức ăn rồi để tủ lạnh ăn dần nhiều ngày cho đỡ mất công, cũng như có thói quen dùng nhiều gia vị, thực phẩm có chất bảo quản.

Chỉ vài năm sau, chứng ung thư của bà tái phát, phải tiếp tục phẫu thuật, hóa xạ trị nhiều lần, sức khỏe giảm sút thấy rõ. Thời gian điều trị, em gái và mấy người cháu của bà thay phiên nhau vào viện chăm nuôi. Kết thúc mỗi đợt hóa trị, dù cơ thể vô cùng mệt mỏi, bà lại phải gắng gượng tự lo bữa ăn, thuốc men để hồi phục sức khỏe vì "mấy đứa cháu còn phải đi làm, rồi lo cho gia đình con cái của nó, đâu có theo trông chừng phục vụ mình hoài được" - bà tâm sự.

Từ lúc phát bệnh lần đầu tiên đến nay đã tròn 10 năm, bà Thu bị tái phát 3 lần, hóa, xạ trị gần 20 lần. Mỗi lần như vậy, bà vừa phải chống chọi với bệnh tật, vừa mang nỗi lo trĩu nặng: "Lúc khỏe mạnh sống một mình không sao, tôi có thể tự lo cho mình, chỉ lo khi sức khỏe suy yếu không biết trông cậy vào ai, sợ mình thành gánh nặng cho người thân".

Chăm sóc cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Những năm gần đây, anh Võ Văn Trường, ngụ huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, không thể nhận làm những công việc xa nhà. Lý do vợ anh bị chấn thương làm liệt nửa người. Nhiệm vụ chăm sóc vợ, anh Trường đảm nhận toàn bộ: từ việc lo cơm nước, giặt giũ, đưa vợ đi tập vật lý trị liệu, tái khám định kỳ, lo thuốc thang hằng ngày cũng chiếm hết thời gian.

Anh Trường cũng từng nghĩ thuê người giúp việc để chăm sóc vợ nhưng lại không tin cậy, nhất là khoảng tư vấn, cho uống thuốc, đưa đi khám, tập phục hồi chức năng thì phải giao cho người có chuyên môn mới yên tâm. "Vợ cũng nhiều lần khuyên tôi mặc kệ cô ấy mà đi làm ăn nhưng tôi không chịu, còn cô ấy thì cũng vì vậy mà buồn phiền vì nghĩ mình là gánh nặng cho chồng" - anh Trường kể.

Ai sẽ chăm sóc tôi nếu tôi mắc bệnh hiểm nghèo?-2

Chăm sóc tâm lý tốt sẽ giúp người bệnh hiểm nghèo có khả năng hồi phục cao

Theo thống kê, có khoảng 66% người mắc bệnh hiểm nghèo có trạng thái căng thẳng kéo dài, 30% có lo âu và 20-35% có trầm cảm. Người bệnh thường có cảm giác không chắc chắn vào tương lai, sợ bị kỳ thị, sợ đau, sợ mất giá trị, không muốn mình trở thành gánh nặng…

Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng chăm sóc tâm lý tốt sẽ giúp người bệnh hiểm nghèo hay bị thương tật vĩnh viễn giảm stress, giảm nguy cơ rối loạn tâm lý nặng ở các giai đoạn điều trị khó khăn, cải thiện kỹ năng ứng phó với bệnh, đáp ứng tốt với phác đồ điều trị, khả năng hồi phục cao và tăng cường chất lượng cuộc sống.

Hỗ trợ, chăm sóc toàn diện cho người gặp biến cố về sức khỏe

Thấu hiểu những nỗi lo của người bệnh, Công ty Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam đã chính thức giới thiệu chương trình FWD Care - Chăm sóc phục hồi, cung cấp hoàn toàn miễn phí dịch vụ hỗ trợ chăm sóc tinh thần và thể chất cho khách hàng không may mắc bệnh hiểm nghèo hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn ngay sau khi yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm được chấp thuận, thậm chí ngay cả sau khi hợp đồng bảo hiểm đã chấm dứt, với mong muốn đồng hành và hỗ trợ khách hàng cả về thể chất lẫn tinh thần trong những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc sống.

Ai sẽ chăm sóc tôi nếu tôi mắc bệnh hiểm nghèo?-3

Chương trình cung cấp hai gói dịch vụ miễn phí có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng, gồm có:

* Y tá chăm sóc phục hồi: sẵn sàng lắng nghe, giải đáp các thắc mắc của khách hàng, hỗ trợ về mặt tâm lý, đồng thời gợi ý và sắp xếp các dịch vụ chăm sóc phục hồi cần thiết, phù hợp.

* Gói dịch vụ chăm sóc phục hồi: bao gồm nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa dạng nhằm hỗ trợ khách hàng đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe. Với dịch vụ bác sĩ tại nhà, các bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ tới nhà thăm khám sức khỏe theo nhu cầu và khung thời gian khách hàng mong muốn.

Y tá tại nhà sẽ theo dõi vết thương, thực hiện y lệnh, kiểm tra sức khỏe tại nhà cho khách hàng. Với dịch vụ vật lý trị liệu tại nhà, người bệnh được hướng dẫn các phương pháp tập thể dục theo chỉ định, tăng cường vận động, cải thiện các vấn đề sức khỏe cấp tính hoặc mãn tính.

Đặc biệt, dịch vụ tư vấn tâm lý sẽ giúp khách hàng nhận tư vấn trực tuyến từ các bác sĩ chuyên khoa, liên quan các vấn đề về tâm lý, chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp với phác đồ điều trị.

Ngoài ra, khách hàng còn có thể được miễn phí giao thuốc tận nhà, có thư ký đặt hẹn và trợ giúp các thủ tục thăm khám tại bệnh viện, phòng khám…

Khách hàng của FWD khi có yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm được chấp thuận trong khoảng thời gian từ 29-7-2022 đến 29-7-2023 sẽ nhận được thông tin giới thiệu chương trình "FWD Care - Chăm sóc phục hồi" và có thể đăng ký tham gia ngay chỉ với vài thao tác đơn giản để bắt đầu sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tinh thần cần thiết cho quá trình trị liệu và phục hồi. Tìm hiểu thêm thông tin về chương trình "FWD Care - Chăm sóc phục hồi" tại đây .

Đặt câu hỏi đến

Chọn người mà bạn muốn hỏi

BS CKII Huỳnh Tấn Vũ

Ông Vương Gia Vũ

Gửi câu hỏi

  • Tất cả câu hỏi

MAI HƯƠNG