Trang Chủ > Sức khỏe > 4 năm tự chữa nốt sần ngay dưới cánh mũi không khỏi, người phụ nữ mắc phải căn bệnh nguy hiểm ít người để ý đến

4 năm tự chữa nốt sần ngay dưới cánh mũi không khỏi, người phụ nữ mắc phải căn bệnh nguy hiểm ít người để ý đến

Sức Khỏe và Đời Sống
12/07/2022 02:29:08

Sau 4 năm tự điều trị, nốt sần càng ngày càng to ra, lên đến Bệnh viện Da liễu Trung ương thì được chẩn đoán là ung thư da . Đây chỉ là một trong số nhiều bệnh nhân đến cơ sở y tế này khám do chủ quan nghĩ mình chỉ mắc các bệnh viêm da thông thường mà không biết rằng đó là một bệnh lý nghiêm trọng.

4 năm tự chữa nốt sần ngay dưới cánh mũi không khỏi, người phụ nữ mắc phải căn bệnh nguy hiểm ít người để ý đến-1

Cảnh báo nhiễm độc thạch tín gây ung thư da mà không hề hay biết

ĐỌC NGAY

Theo các bác sĩ, ung thư da là một dạng ung thư đang ngày càng phổ biến và gia tăng đáng kể trong những năm gần đây. Hiện nay số người bị ung thư da ngày một tăng lên, đặc biệt những người sống tại những vùng khí hậu nhiệt đới, mùa nắng nóng kéo dài như nước ta hoặc thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím (UV) sẽ có nguy cơ mắc ung thư da cao nhất.

Ung thư da rất dễ bị bỏ qua vì lầm tưởng các bệnh lý thông thường. Các bác sĩ da liễu khuyên rằng, khi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, cần cẩn trọng và đi khám sớm nhất có thể:

Tổn thương dạng u sẩn, cục, thường xuất phát trên nền tổn thương da lành, sau đó xuất hiện tổn thương nhỏ ở đường bờ viền, tạo thành hình con trạch.

Sần dạng "hạt ngọc" ung thư (hơi gồ, bóng).

Các dấu hiệu xung quanh: giãn mạch, tăng sinh mạch xung quanh, thể hiện có mạch máu nuôi tổ chức u, có loét, đóng vẩy tiết của da. Vùng đó có thể khô, tạo vẩy, ướt.

Người châu Á, hay gặp vị trí liên quan các vùng cục đầu ngón tay, ngón chân, tổn thương ở gót chân chiếm 60% ung thư sắc tố.

Thay đổi màu sắc da: Khi xuất hiện các tổn thương thay đổi theo hướng thay đổi màu sắc, gây loét cũng cảnh báo nguy cơ ung thư .

Nốt ruồi phát triển to lên trong thời gian ngắn, mất cân xứng.

Tổn thương sẹo cũ, vết loét điều trị lâu ngày không đỡ…

Ung thư da có chữa khỏi được không?

Theo BS. Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, BV Da liễu Trung ương, có nhiều loại ung thư da nhưng ba loại thường gặp nhất là:

Ung thư biểu mô tế bào đáy,

Ung thư biểu mô tế bào gai.

Ung thư tế bào hắc tố.

4 năm tự chữa nốt sần ngay dưới cánh mũi không khỏi, người phụ nữ mắc phải căn bệnh nguy hiểm ít người để ý đến-2

Hình ảnh ung thư da ở bệnh nhân.

Biểu hiện lâm sàng của các loại ung thư này rất đa dạng. Thường ung thư da xuất hiện ở những vùng tiếp xúc với nhiều ánh sáng mặt trời như: da đầu, mặt, tai, môi, ngực, cánh tay, bàn tay, cẳng chân.

Tuy nhiên ung thư da vẫn có thể xuất hiện ở những vùng da còn lại, như lòng bàn tay, vùng gian ngón chân hoặc da vùng cơ quan sinh dục. Tổn thương ung thư da có thể xuất hiện từ từ, phát triển chậm nhưng cũng có thể xuất hiện đột ngột.

Dấu hiệu cảnh báo thường gặp nhất của ung thư da là một chỗ biến đổi bất thường của da, ví dụ như một vết loét đau, chảy máu, lành rồi sau đó lại loét trở lại ngay vị trí này.

Khi có một tổn thương da (nhất là ở vùng thường xuyên tiếp xúc ánh sáng) lâu lành hoặc một vết loét dai dẳng hoặc một đám sắc tố phát triển không đồng đều, bất thường thì chúng ta cần đến khám tại chuyên khoa da liễu.

Nếu phát hiện sớm, đa số các loại ung thư da đều có khả năng chữa khỏi rất cao. Do đó, người dân có thể tự phát hiện sớm được những biến đổi đáng nghi ngờ và khi đó hãy đến khám ở bác sĩ càng sớm càng tốt, không nên chủ quan hoặc để lâu vì nếu không được điều trị sớm, ung thư da ngày một phát triển, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng.

Theo BS. Nguyễn Hồng Sơn, trong mùa nắng nóng hiện nay, để phòng tránh ung thư da cần loại bỏ một số nguy cơ về ung thư - đặc biệt là việc phòng tránh ánh nắng mặt trời, tránh tia UV gây ung thư da.

Một số biện pháp vật lý nên làm bao gồm:

4 năm tự chữa nốt sần ngay dưới cánh mũi không khỏi, người phụ nữ mắc phải căn bệnh nguy hiểm ít người để ý đến-3

BS. Sơn khuyến cáo, người dân nên bôi kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ngay cả khi ở trong nhà. Cần chú ý sử dụng kem chống phù hợp với loại da của bạn, nên bôi trước khi ra ngoài trời khoảng 30 phút để chống nắng hiệu quả hơn. Trung bình mỗi 3 tiếng đồng hồ nên bôi kem chống nắng lại lần nữa để tăng hiệu quả chống nắng, bảo vệ da tốt hơn...

Bên cạnh đó, cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát ung thư...

4 năm tự chữa nốt sần ngay dưới cánh mũi không khỏi, người phụ nữ mắc phải căn bệnh nguy hiểm ít người để ý đến-4

Chăm sóc da cho trẻ nhỏ mùa hè, bố mẹ đã biết cách?

SKĐS - Làn da trẻ em mỏng manh và nhạy cảm, rất dễ tổn thương bởi những tác động bên ngoài, do đó cha mẹ cần nắm được biện pháp chăm sóc da và bảo vệ da đúng cách cho trẻ.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Chuyên gia hướng dẫn: 5 Mẹo chữa đau dạ dày tại nhà hiệu quả