NỘI DUNG:
1. Tại sao cơ thể bị táo bón?
2. Táo bón kéo dài có nguy cơ dẫn tới bệnh gì?
3. Người táo bón nên ăn gì và kiêng gì?
Táo bón thường xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi với tỷ lệ 30-40%. Phụ nữ có tỷ lệ bị táo bón cao gấp 3 lần nam giới. Táo bón cũng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
Theo ThS.BS. Nguyễn Ngọc Đan, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn : Người bị táo bón nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng chất lượng sống và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: trĩ, nứt hậu môn, sa trực tràng, ung thư đại trực tràng.
1. Tại sao cơ thể bị táo bón?
Táo bón là tình trạng khó đi đại tiện, phân khô cứng, cảm thấy buồn đi đại tiện nhưng không đi được, phải rặn rất mạnh, phân khó thoát ra, thời gian đi đại tiện lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần.
Táo bón thường xảy ra nhất khi chất thải hoặc phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa hoặc không thể được loại bỏ hiệu quả khỏi trực tràng, điều này có thể khiến phân trở nên cứng và khô, gây ra táo bón. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh táo bón, có thể kể đến như:
Ăn kiêng, thay đổi chế độ ăn uống hoặc thói quen ăn uống hàng ngày
Ăn ít chất xơ như trái cây, rau, ngũ cốc
Các bệnh về đường tiêu hóa
Lười vận động, không tập thể dục
Nhịn đi đại tiện
Không uống đủ nước
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Phụ nữ có tỷ lệ bị táo bón cao gấp 3 lần nam giới. Ảnh minh họa.
2. Táo bón kéo dài có nguy cơ dẫn tới bệnh gì?
Những triệu chứng của táo bón kéo dài bao gồm:
Đại tiện ít hơn 3 tuần 1 lần
Đi đại tiện khó khăn: phải dùng sức rặn nhiều, vận động các cơ bụng và cơ hoành nhiều trong thời gian kéo dài
Phân rắn, từng cục như phân dê
Đi đại tiện ra máu tươi do dùng lực rặn mạnh và phân cứng dẫn đến tồn thương niêm mạc hậu môn
Đau bụng, đau bụng dữ dội, có thể kèm theo chướng bụng, đầy hơi
Thường xuyên phải nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài (thụt tháo đại tràng,…) để đi đại tiện dễ dàng hơn
Dùng phụ gia trôi nổi 'phù phép' sinh tố, nước ép sánh mịn, hấp dẫn có hại cho sức khỏe ĐỌC NGAY
Táo bón kéo dài trong nhiều tuần có thể dẫn tới tình trạng táo bón mạn tính. Nếu không để ý và điều trị sớm, táo bón kéo dài có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe như làm rối loạn chức năng vị tràng khiến các chất cặn bã không được đào thải. Độc tố tích tụ lâu ngày không được đào thải có thể gây ra viêm nhiễm trực tràng.
Bên cạnh đó, những chất gây ung thư tích tụ lâu ngày trong đại tràng và trực tràng có thể dẫn đến ung thư đại tràng.
Táo bón kéo dài có thể dẫn đến bệnh trĩ. Phân ở lại trực tràng lâu ngày làm cản trở tuần hoàn và sinh ra trĩ nội, trĩ ngoại. Để càng lâu trĩ càng tiến triển nhanh và nặng, gây ra những khó chịu trong sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày cho người bệnh.
Ngoài ra, táo bón kéo dài ở trẻ em cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lý trẻ khi không được điều trị kịp thời, như:
Chán ăn: Táo bón kéo dài khiến phân tích tụ trong đại tràng và không thoát được ra ngoài, gây chướng bụng, đầy hơi làm trẻ ăn không ngon miệng, chán ăn, khó tiêu,… Do đó trẻ bị táo bón trở nên biếng ăn và kém hấp thu các chất dinh dưỡng, có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng.
Cơ thể trẻ bị suy giảm sức đề kháng do không ăn đủ và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Trẻ có thể mắc bệnh trĩ do phân ứ đọng lâu ngày ở trực tràng cản trở tuần hoàn máu.
Trẻ có thể mắc bệnh trĩ do phân ứ đọng lâu ngày ở trực tràng cản trở tuần hoàn máu.
3. Người táo bón nên ăn gì và kiêng gì?
Theo BS. Đoàn Hồng, chuyên khoa dinh dưỡng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, người bị táo bón cần duy trì một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, tăng cường rau xanh, trái cây, uống đủ nước... và tránh ăn những thực phẩm có thể khiến tình trạng táo bón trầm trọng thêm.
3.1 Người bị táo bón nên ăn những thực phẩm sau:
Trái cây: các loại trái cây chứa nhiều viatmin, khoáng chất và chất xơ mà lại ít calo. Để khắc phục táo bón, bạn nên tăng cường ăn trái cây, đặc biệt là táo, lê, cam, chuối, đu đủ, thanh long, dâu tây, việt quất, mận khô,…
Rau xanh: Hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau xanh vừa tăng cường hoạt động của nhu động ruột, vừa giúp làm mềm phân, nhờ đó có thể khắc phục hiệu quả tình trạng táo bón. Đừng quên bổ sung các loại rau xanh, đặc biệt là rau mồng tơi, rau lang, rau dền, súp lơ,… trong các bữa ăn hàng ngày.
Khoai lang: Trong khoai lang chứa nhiều chất xơ, nước, vitamin và khoáng chất, do đó, ăn khoai lang có thể cải thiện táo bón rất hiệu quả.
Khoai lang tốt cho người bị táo bón.
Các loại đậu: Các loại đậu cũng chứa hàm lượng chất xơ cao và chứa nhiều chất béo tự nhiên, có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.
Sữa chua: Sữa chua chứa lượng lớn các lợi khuẩn, đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa. Một hũ sữa chua mỗi ngày sẽ giúp đường ruột thêm khỏe mạnh, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả.
Uống nhiều nước: Bạn nên duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày để giúp quá trình thanh lọc, tiêu hóa diễn ra thuận lợi, hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột cũng như làm mềm phân, giảm tình trạng táo bón.
3.2 Người bị táo bón nên tránh ăn các thực phẩm sau:
Sữa và các sản phẩm của sữa: Việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa chứa nhiều lactose, có thể gây đầy hơi, khó tiêu và khiến người bị táo bón trở nên khó chịu hơn. Tuy nhiên, thay vì từ bỏ hoàn toàn các sản phẩm của sữa thì bạn chỉ cần uống ít sữa hơn và chuyển sang ăn sữa chua với men vi sinh tốt cho hệ tiêu hóa của bạn và giúp giảm táo bón.
Người bị táo bón không nên ăn đồ chiên rán.
Thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn: Hầu hết các thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có rất ít chất xơ và giàu chất bảo quản không tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.
Đồ chiên: Thực phẩm chiên rán chứa nhiều chất béo và khó tiêu hóa, khi thức ăn đi chậm qua trực tràng có thể gây mất nước và làm cho phân bị khô, cứng.
Trứng: Trứng là thực phẩm giàu protein nhưng ít chất xơ, bạn không cần phải kiêng trứng hoàn toàn mà chỉ cần bổ sung thêm vào bữa ăn có trứng những thực phẩm giàu chất xơ.
Thịt đỏ: Cũng giống như trứng, thịt đỏ là thực phẩm giàu protein và chất béo nhưng lại ít chất xơ, hãy ăn chúng kèm theo những thực phẩm giàu chất xơ.
Đồ ngọt: Bánh ngọt, bánh quy và các món ăn khác có đường bổ sung thường có rất ít chất xơ và giàu chất béo không có lợi cho triệu chứng táo bón của bạn.
Bột mỳ tinh chế, gạo trắng: Trong quá trình tinh chế, lượng chất xơ có ở phần vỏ cám và mầm của lúa mì và gạo trắng đã bị loại bỏ, bên cạnh đó, những thực phẩm này chứa nhiều tinh bột dễ gây đầy bụng. Bạn nên thay bằng gạo lứt nếu có thể.
Đồ uống có cồn, chất kích thích : Những đồ uống này có thể khiến hút nước trong thành ruột của bạn và làm trầm trọng thêm bệnh táo bón của bạn.
Mỗi năm tăng khoảng 0,5 kg mỡ, tuổi trung niên cần ăn uống thế nào để giảm cân và khỏe mạnh?
SKĐS - Ở độ tuổi trung niên, mỗi năm sẽ tăng 0,5 kg chủ yếu là mỡ. Ngoài ra còn có nhiều thay đổi về hormone, mật độ xương, tinh thần kèm theo nguy cơ mắc các bệnh: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch... Vậy, tuổi trung niên cần ăn uống, sinh hoạt thế nào để giảm cân mà vẫn khỏe?
Xem thêm video đang được quan tâm:
Dinh dưỡng khoa học - Vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn