- Một số nghiên cứu đã phát hiện ra những thực phẩm nóng và lạnh khác nhau ảnh hưởng đến cơ thể chúng ta theo những cách tiêu cực và tích cực.
1. Những người ăn thức ăn lạnh sẽ tiêu thụ nhiều calo hơn
Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng thức ăn nóng có nhiều calo hơn vì làm chúng ta no nhanh hơn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn thức ăn lạnh hơn là thức ăn nóng có xu hướng tiêu thụ nhiều calo hơn. Cụ thể, họ tiêu thụ ít nhất 31% calo, ít nhất 37% chất béo và hơn 22% carbohydrate. Vấn đề này thậm chí còn đáng chú ý hơn với những người bị béo phì, và một giải pháp được đề xuất sẽ là nên thêm một món ăn nóng cùng với một món salad nguội.
2. Cơ thể gặp nhiều khó khăn hơn khi tiêu hóa thức ăn lạnh
Cách cơ thể tiêu hóa thức ăn là đưa nó về nhiệt độ cơ bản. Điều này có nghĩa là khi chúng ta ăn một thứ gì đó lạnh, cơ thể phải nỗ lực gấp đôi để làm ấm thức ăn trước rồi mới tiêu hóa thức ăn. Ví dụ, súp nóng chỉ mất 15 phút để tiêu hóa xong. Mặt khác, sữa đặc biệt là kem lạnh sẽ mất từ 30 phút đến 2 giờ.
Điều này không có nghĩa là bạn nên ngừng ăn đồ lạnh vì trái cây và rau quả, đặc biệt là những món ăn sống. Thay vào đó bạn nên giữ thức ăn nóng trong miệng lâu hơn để các enzym có thể bắt đầu tiêu hóa thức ăn trong khi hâm nóng nó.
3. Thức ăn nóng thường có nhiều dinh dưỡng hơn
Thức ăn ấm sẽ được tiêu hóa dễ dàng hơn và hấp thu tất cả các chất dinh dưỡng nhanh hơn rất nhiều. Không chỉ vậy, một số loại rau chẳng hạn như cà chua sẽ tăng lượng lycopene khi được nấu chín. Ngoài ra, ngũ cốc nóng, như yến mạch rất giàu chất xơ và không có đường như ngũ cốc lạnh thông thường.
Tuy nhiên, nấu chín trái cây và rau quả sẽ khiến các vitamin bị tan ra. Vì vậy, điều tốt nhất bạn có thể làm là nấu chúng càng ít càng tốt. Cho dù bạn chọn cách nấu như thế nào, hãy nhớ nấu không cần quá sệt - chỉ giòn một chút là được.
4. Nước lạnh được hấp thụ nhanh hơn nước nóng
Nước lạnh được cho là thải ra khỏi dạ dày nhanh hơn rất nhiều và được hấp thụ tốt hơn so với nước nóng. Một lợi ích khác là nước lạnh giúp tăng sức bền cho những người tập luyện hàng ngày hoặc thường xuyên. Ngoài ra, nước ấm sẽ khiến bạn uống ít nước hơn, làm mất nước trong cơ thể. Mặt khác, uống nước lạnh (16 độ C) được cho là nhiệt độ tốt nhất.
Tuy nhiên, bạn cần hết sức lưu ý khi uống nước lạnh nếu mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến thực quản. Trong những trường hợp này, bạn nên uống nước ấm để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
5. Thức ăn nóng giúp bạn no lâu hơn
Điều này là do các chất dinh dưỡng được giải phóng trong thức ăn, làm cho nó ngon hơn rất nhiều. Vì vậy, cảm giác hài lòng của bạn tăng lên nhiều và tốc độ tiêu thụ món ăn của bạn giảm xuống. Trong khi bạn đang ăn chậm, não bộ đang nhận được tín hiệu rằng bạn đang bắt đầu no. Vì vậy, ăn chậm cho phép bạn ăn bao nhiêu tùy thích và não ngăn chặn sự thèm ăn lâu hơn sau khi ăn xong.
6. Thức ăn nóng và lạnh có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể
Không còn nghi ngờ gì nữa, đồ uống nóng như cà phê, trà và súp có thể khiến bạn cảm thấy nóng và khó chịu. Nhưng cũng có một số đồ uống và thực phẩm lạnh có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể. Kem cũng là một món ăn ngon, có thể khiến bạn ớn lạnh trong những ngày lạnh giá, nhưng lại khiến bạn cảm thấy ấm áp. Đó là bởi vì nó có hàm lượng chất béo và protein cao, làm nóng cơ thể trong khi tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa chất béo, làm tăng nhiệt độ và khiến bạn cảm thấy nóng hơn.
7. Thức ăn nóng thúc đẩy sức khỏe đường ruột
Thức ăn được nấu chín ở nhiệt độ trên 65 độ C sẽ tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn có hại. Điều tương tự cũng áp dụng cho nước mà bạn không chắc chắn về chất lượng. Mặt khác, đồ uống có gas lạnh như soda có thể gây khó chịu cho dạ dày và thậm chí là buồn nôn. Ngoài ra, thức ăn lạnh có thể tạo khí trong ruột, gây đầy hơi.
Ngọc Huyền – Theo brightside