Giấm táo
Giấm táo có chất chống viêm hiệu quả và giúp nhanh lành vết cháy nắng. Bạn có thể dổ giấm vào bình xịt và xịt trực tiếp lên vùng da hư tổn hoặc thấm giấm vào miếng bông và đắp lên phần da cháy nắng.
Nha đam (lô hội)
Cây nha đam có tính chống viêm tự nhiên, làm dịu và đẩy nhanh quá trình lành vết bỏng. Lấy gel nha đam bôi lên vết cháy nắng 2-3 lần 1 ngày, và thêm 1 lần trước khi đi ngủ bởi đây là thời điểm da phục hồi tốt nhất.
Nếu da bị cháy nặng khá nặng, có thể cạo phần gel của nha đam bỏ vào khay đá tủ đông rồi chà lên vết sạm. Ngoài ra, gel nha đam cũng có thể được sử dụng như mặt nạ dưỡng da hàng ngày.
Uống nhiều nước
Nạp nhiều nước vào cơ thể để hydrat hoá giúp hỗ trợ quá trình phục hồi da. Uống đủ nước trước khi ra ngoài nắng cũng giúp bạn tránh bị say nắng và các tình trạng liên quan đến nhiệt khác. Không nên sử dụng đồ uống có cồn trong thời gian phục hồi da cháy nắng bởi chúng sẽ khiến bạn mất nước và khô da.
Khoai tây
Bạn gọt vỏ khoai, cắt lát mỏng và đắp hoặc chà trực tiếp lên vết bỏng. Ngoài ra, có thể nghiền nát khoai tây rồi đắp hỗn hợp xay nhuyễn lên vùng da bị tổn thương.
Baking soda
Baking soda kết hợp cùng bột ngô có thể làm bớt vết đỏ do cháy nắng. Bạn trộn baking soda và bột ngô với nhau, thêm một ít nước rồi trộn đều đến khi hỗn hợp đặc sánh. Sau đó bôi 2-3 lần một ngày lên vùng da cháy nắng, để khoảng 30 phút rồi rửa sạch.
Tác giả: Thúy An
Nguồn tin: dulich.petrotimes.vn