NỘI DUNG:
1. Chu kỳ phát triển lông trên cơ thể
2. Lợi ích khi triệt lông vĩnh viễn
3. Những lưu ý trước khi triệt lông vĩnh viễn
4. Chăm sóc da sau khi triệt lông vĩnh viễn
1. Chu kỳ phát triển lông trên cơ thể
Quá trình phát triển lông diễn ra qua 4 giai đoạn như sau:
1.1 Giai đoạn phát triển (Anagen)
Chu kỳ phát triển lông bắt đầu từ giai đoạn tăng trưởng (anagen). Đây là giai đoạn dài nhất, kéo dài từ 3 đến 5 năm, thậm chí 7 năm.
Giai đoạn tăng trưởng ở mỗi loại lông cũng khác nhau. Theo đó, lông mày và lông mu có thời gian tăng trưởng ngắn hơn so với tóc.
Trong giai đoạn anagen, nang lông tiếp tục phát triển cho tới khi bị lông bị cắt hoặc rụng đi khi hết chu kỳ.Khoảng 90% các nang lông trên cơ thể của bạn đang ở giai đoạn tăng trưởng.
1.2 Giai đoạn chuyển tiếp (Catagen)
Giai đoạn chuyển tiếp bắt đầu ngay sau khi giai đoạn phát triển kết thúc. Lúc này, nang lông sẽ phát triển chậm lại và kéo dài trong 10 ngày. Chỉ khoảng 5% các lông trên cơ thể bạn đang ở trong giai đoạn catagen.
1.3 Giai đoạn nghỉ ngơi (Telogen)
Giai đoạn Telogen thường kéo dài khoảng 3 tháng. Có khoảng 10-15% các lông trên cơ thể bạn đang ở giai đoạn này.
Lông không mọc thêm nhưng cũng không rụng đi trong giai đoạn nghỉ ngơi. Đây là lúc các nang lông mới bắt đầu hình thành.
1.4 Giai đoạn lột xác (Exogen)
Trong giai đoạn exogen, lông bắt đầu rụng, đặc biệt là khi tắm gội, chải đầu. Giai đoạn này thường kéo dài từ 2 đến 5 tháng. Các sợi tóc mới bắt đầu phát triển bắt đầu một chu trình phát triển mới.
Chu kỳ phát triển lông trên cơ thể.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp triệt lông vĩnh viễn được áp dụng cho các bộ phận như: Triệt lông bikini, triệt lông vĩnh viễn vùng nách, triệt lông vùng mép, triệt lông chân… Các phương pháp triệt lông này sẽ mang lại hiệu quả khi các nang lông đang phát triển, giúp triệt tận gốc các nang lông đang hoạt động, từ đó hạn chế lông mọc lại.
2. Lợi ích khi triệt lông vĩnh viễn
Việc triệt lông vĩnh viễn ở một số bộ phận mang lại nhiều lợi ích như:
Ngăn chặn vi khuẩn và các vi sinh vật khác: Triệt lông giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, dễ dàng vệ sinh và làm sạch da.
Hạn chế mùi cơ thể : Lông mọc rậm rạp dưới cánh tay có thể là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, gây mùi cơ thể. Việc triệt lông vĩnh viễn, tắm rửa sẽ giúp làm sạch da hơn và loại bỏ vi khuẩn, giúp loại bỏ mùi cơ thể.
Hạn chế đổ mồ hôi ở vùng nách: Việc loại bỏ lông vùng nách cũng giúp hạn chế đổ mồ hôi, giúp bạn dễ chịu và tự tin hơn trong giao tiếp.
Triệt lông vĩnh viễn mang lại lợi ích về thẩm mỹ.
3. Những lưu ý trước khi triệt lông vĩnh viễn
Để đảm bảo liệu trình triệt lông được thực hiện hiệu quả nhất, cần lưu ý:
Không nhổ lông, tẩy lông trước khi thực hiện liệu trình triệt lông. Bởi việc này có thể làm giảm hiệu quả triệt lông vĩnh viễn bằng laser .
Nên tắm trước khi thực hiện triệt lông để loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn, đảm bảo da sạch sẽ.
Tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào (bao gồm cả kem dưỡng ẩm , sản phẩm khử mùi). Kem dưỡng ẩm, lotion, serum có thể ngăn tia laser tiếp cận với nang lông.
Không thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị chăm sóc da nào như peel da … làm tăng độ nhạy cảm của da trước khi thực hiện triệt lông.
TIN LIÊN QUAN
Nên đầu tư vào sản phẩm nào trong chu trình dưỡng da?
4. Chăm sóc da sau khi triệt lông vĩnh viễn
Da sau khi triệt lông có thể mẩn đỏ và nhạy cảm hơn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho da, bạn nên lưu ý khi chăm sóc da như sau:
Thoa kem chống nắng hằng ngày trước khi ra ngoài với chỉ số SPF trên 30+. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, che chắn bằng quần áo, mũ nón phù hợp. Khi da đang nhạy cảm sau khi triệt lông, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ khiến da đen sạm, xỉn màu nhanh chóng.
Hạn chế tiếp xúc trong môi trường có nhiệt độ cao như trong phòng tắm hơi, phòng xông hơi, tắm nước nóng… trong 24 giờ sau khi triệt lông.
Không tập thể dục hoặc hoạt động mạnh đổ mồ hôi khiến vùng da nhiễm trùng.
Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho da 1-2 lần mỗi tuần, giúp giảm thiểu nguy cơ tình trạng lông mọc ngược.
Sử dụng thuốc và các sản phẩm chăm sóc da theo sự chỉ dẫn của bác sĩ da liễu.
Mời bạn đọc xem tiếp video:
Cách nào để giảm cân không cần cardio? | SKĐS