Cuối tuần qua, Tuần lễ thời trang tốt nghiệp có chủ đề Re:birth - Tái sinh của Học viện Thiết kế và Thời trang London đã diễn ra tại Hà Nội. Sự kiện năm nay có sự góp mặt của hơn 40 Nhà thiết kế. Các bộ sưu tập thể hiện được sự táng tạo và tư duy khác biệt từ các nhà thiết kế trẻ GenZ.
Rất nhiều BST theo đuổi thời trang bền vững, không gây hại với môi trường khi sử dụng chất liệu: denim tái chế, quần áo cũ đi xin, nhựa sinh học, vải nhuộm bằng tay với màu tự nhiên để không tạo ra nước thải độc hại…
Bộ sưu tập Dear Lipesk (nhà thiết kế Phạm Trung Anh) gần như không mất chi phí vải vì nguyên liệu là hơn 30 chiếc quần jeans xin được từ người thân.
Bộ sưu tập Coup D’etat (nhà thiết kế Đào Thu Trang) phải khâu đột bằng tay hàng nghìn mảnh denim tái chế ghép lại.
Bộ sưu tập Parasitism (nhà thiết kế Nguyễn Thị Thùy Dung) gồm 400 quả cầu khâu tay. Một chiếc váy phải khâu rút dúm bằng tay mất 2 tuần để tạo hiệu ứng tự nhiên.
Chi tiết chần bông, đính hạt lấy ý tưởng từ hình thức sinh tồn của ký sinh trùng trên vật chủ.
Lấy cảm hứng từ hình dạng và sự tương tác lẫn nhau giữa vật chủ và ký sinh trùng, bộ sưu tập Paratisism là sự kết hợp những phom dáng thời trang đường phố và dạ hội với những kỹ thuật xử lý chất liệu 3D mới lạ.
Bộ sưu tập Missed & Remember (nhà thiết kế Bùi Thanh Lam) riêng công đoạn đun gỗ tạo màu tự nhiên để nhuộm vải đã mất hơn 6h đồng hồ.
Bộ sưu tập Ỡm ờ (nhà thiết kế Nguyễn Thị Minh Tâm) cũng được ghép từ quần áo cũ.
BST Vỏ bọc – Cao Hoàng Lâm dùng denim tái chế.
Bộ sưu tập Thị (nhà thiết kế Chu Thị Thái Hà) có mẫu tốn hàng trăm mét vải để tạo được phom xếp lớp bồng bềnh nhiều tầng (tượng trưng cho những gánh nặng nỗi khổ của người phụ nữ). Nhà thiết kế còn đặt riêng chiếc yếm gỗ và túi gỗ cho phù hợp với thiết kế.
>> Xem thêm: Những nàng hậu Vbiz chân dài miên man với chiều cao trên 1,8m