- Ăn các món chiên, rán; thực phẩm chế biến sẵn; cá muối; dưa và cà muối… trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho bệnh ung thư phát triển.
Bệnh ung thư do nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Trong số đó, nhiều bệnh ung thư được chứng minh là có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống của con người. Vậy đâu là thức ăn dành cho tế bào ung thư, và cách giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng cách thay đổi thói quen ăn uống.
Dưới đây là 5 loại thực phẩm mà nhiều người Việt Nam vẫn đang sử dụng, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt vào danh sách gây hại cho cơ thể, gây béo phì, tim mạch, và đặc biệt là thúc đẩy ung thư phát triển và rút ngắn tuổi thọ.
Các món chiên, rán
Có gà rán, thịt rán, khoai tây chiên ... những thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hòa (chất béo xấu). Nếu dung nạp lâu dài có thể dẫn đến tăng cân, béo phì. Đặc biệt, những thực phẩm này được xếp vào nhóm 2 theo khả năng gây ung thư của WHO.
Dưa muối, cà muối
Trong số các loại dưa, cà muối vừa có nồng độ muối cao vừa có khả năng tạo ra nitrat trong quá trình lên men. Chất này là tác nhân gây ra các bệnh ung thư khác nhau như ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vòm họng ...
Thức ăn đóng hộp
Đó là xúc xích, thịt xông khói, giăm bông ... Từ năm 2015, thịt chế biến sẵn đã được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm 1 thực phẩm có nguy cơ cao gây ung thư.
Mức độ rủi ro này có thể so sánh với việc hút thuốc. Nhiều bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa có thói quen ăn các loại thịt chế biến sẵn như vậy.
Cá muối
Các nước châu Á có thói quen ăn mặn, trong đó có cá muối. Tuy nhiên, chính những thực phẩm này lại được xếp vào nhóm có nguy cơ mắc ung thư vòm họng, hầu họng rất cao.
Món ăn quá nóng
Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi niêm mạc của vùng hầu họng, khoang miệng, thực quản, đường ruột. Thậm chí, nó còn có thể gây ra những biến đổi ác tính của các cơ quan trên, từ đó, các khối u ác tính sẽ hình thành.
Thực phẩm cải thiện và ngăn ngừa ung thư
Ăn nhiều cá, rau quả, ăn ít thịt, bổ sung dầu thực vật, uống nhiều nước, tập thể dục, vận động nhiều \... sẽ giúp cơ thể đủ dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư chứ không phải "cung cấp nhiều đạm cho khối u" như mọi người lầm tưởng. Trong khi đó, người bệnh ung thư đã yếu, ảnh hưởng tinh thần lại nhịn ăn càng khiến cơ thể càng suy kiệt sẽ không đảm bảo sức khỏe cho quá trình chữa trị. Với ý tưởng ăn ít, nhịn ăn để cho tế bào ung thư chết đói, thì tế bào ung thư chưa kịp chết người bệnh đã chết vì suy kiệt. Ngoài ra, nên chia nhỏ bữa ăn theo khẩu vị của người bệnh để người bệnh dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng. Người nhà cũng nên hướng dẫn người bệnh vận động nhiều, nằm ít, để cơ thể thoải mái, tâm trạng thoải mái, tránh suy nghĩ nhiều sẽ giúp việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.
Loan Mạc (Tổng hợp)