Trang Chủ > Làm đẹp > Bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng? Cách phòng chống bệnh chó cắn và bệnh dại

Bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng? Cách phòng chống bệnh chó cắn và bệnh dại

Em Đẹp
12/07/2022 02:50:46

- Bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều người hỏi đến bác sĩ, bởi có rất ít người nắm được điều này. Nếu bị chó cắn mà tiêm phòng trong vòng 6 giờ ngay sau khi bị chó cắn thì được gọi là tiêm phòng dại sớm. Tuy nhiên nếu tiêm từ giờ thứ 7 trở đi được gọi là tiêm phòng muộn hãy cùng tham khảo câu hỏi và câu trả lời dưới đây.

Bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng?

Khi bị chó dại cắn thì cần xử lý vết thương tại chỗ bằng cách làm sạch vết thương, rửa vết thương dưới vòi nước chảy bằng xà phồng diệt khuẩn trong 10-15 phút. Tiếp theo, dùng cồn 70 0 ,nước oxy già hoặc dung dịch povidone iodine 10% sát trùng vết thương. Sau đó nhanh chóng tới bệnh viện hoặc cơ sở gần nhất để được bác sĩ, y tế địa phương để được xử lý vết thương và xem xét tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại phù hợp.

Một số lưu ý khi xử lý vết thương sau khi bị chó dại cắn tại chỗ:

Nếu vết thương chảy máu ít, không nhiều sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương không nên cầm máu. Sau 10 đến 15 phút mà máu vẫn tiếp tục chảy thì lúc này cần cầm máu bằng cách đặt lên vết thương miếng gạc y tế và băng vết thương lại.

Trường hợp nếu vết thương bị cắn sâu và ra nhiều máu, hoặc máu phun thành tia thì dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.

Các trường hợp bị chó dại căn không cần tiêm ngay và theo dõi sau 10-14 ngày.

Vết cắn xước nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa hệ thần kinh trung ương.

Chó cắn đã được tiêm phòng ngừa dại, không có dấu hiệu bị bệnh dại và chó ở khu vực không có dịch bệnh dại chó, mèo.

Theo dõi trong vòng 10-14 ngày sau khi bị chó cắn nếu thấy chó phát dại, chết, bị mất tích hoặc bị giết thịt thì nên nhanh chóng đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 14 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đi tiêm phòng dại nữa.

Nếu người bị chó dại cắn đi tiêm muộn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng nữa và chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì vậy, người bị chó dại cắn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm của bác sĩ chỉ định.

Điều trị chó dại cắn sau khi phơi nhiễm

Thời điểm điều trị thích hợp nhất là ngay khi bị vật nuôi cắn, da bị trầy xước, đặc biệt là bị chó dại cắn khi người bệnh sẽ lo lắng tinh thần hoảng loạn và dễ bị ảnh hưởng tâm lý,… Chính bởi vậy nhân viên y tế sẽ giúp người bệnh bình tĩnh, thoải mái để điều trị bệnh.

Ngay khi bị chó dại cắn, nạn nhân cần dự phòng ngay nguy cơ mắc bệnh dại, ngăn ngừa virus xâm nhập vào các hệ thần kinh trung ương. Cụ thể đó là chỗ vết thương bị chó cắn hay cào xước, cần sơ cứu vết thương rộng bằng nước sạch cùng với các dung dịch có thể tiêu diệt vi rút như: Xà phòng, chất tẩy rửa, ít nhất 15 phút, sau đó băng bó đưa đến bệnh viện.

Khi điều trị ở bệnh viện người bệnh sẽ được điều trị vết thương, tiêm vắc xin phòng dại, một số bệnh nhân còn được chỉ định tiêm huyết thanh ngừa bệnh dại. Đen bệnh viện càng sớm thì hiệu quả  phòng ngừa sự khởi phát triệu chứng và tử vong của bệnh dại hiệu quả càng cao.

Bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng? Cách phòng chống bệnh chó cắn và bệnh dại-1

Điều trị bệnh chó dại cắn sau khi phát bệnh

Thường thì đối với người mắc bệnh dại đã có triệu chứng bệnh sẽ được tiêm vắc xin dại tế bào hoặc được sử dụng kết hợp giữa huyết thanh kháng dại để điều trị dự phòng cách này thực hiện càng sớm càng tốt. Bởi vắc xin dại tế bào vô cùng an toàn và hiệu lực đem lại bảo vệ cao. Việt Nam ta sử dụng vắc xin dại tế bào Verorab từ năm 1992 đến nay.

Với phác đồ tiêm bắp thì bệnh nhân được tiêm 0,5ml nhân 5 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào những ngày 0, 3, 7, 14, 28.

Với phác đồ tiêm trong da thì bệnh nhân được dùng liều đơn 0,1ml nhân 8 liều cho một đợt điều trị vào những ngày 0, 3, 7. Lúc này, mỗi ngày bác sĩ sẽ tiêm 2 liều đơn vào hai vị trí khác nhau của vùng cơ Delta,?bệnh nhân sẽ được tiêm tiếp vào ngày 28 và ngày 90 kể từ mũi tiêm thứ nhất, mỗi ngày tiêm một liều vào cơ Delta.

Bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng? Cách phòng chống bệnh chó cắn và bệnh dại-2

Cách phòng chống chó dại cắn và phòng bệnh dại

Bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng. Bệnh dại là bệnh nhiễm từ virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương lây sang người bởi động vật thường thấy ở nước bọt động vật bị nhiễm virus dại.

Hầu hết những trường hợp phơi nhiễm với bệnh chó dại cắn đều qua vết cắn, vết liếm của động vật bị bệnh dại tác động lên vùng da tổn thương, đôi khi có thể qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc tổ chức mới bị nhiễm vi rút từ chó dại.

Ở nước ta bệnh dại xuất hiện ở nhiều địa phương với nguồn truyền bệnh chính là chó 96 phần trăm -97 phần trăm sau đó là mèo 3%-4 phần trăm. Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào liếm của động vật bị dại lên vùng da bị tổn thương của con người

Khi những triệu chứng bệnh chó dại xuất hiện, gần như 100 phần trăm người bệnh tử vong. Trên toàn cầu, 40 phần trăm số người bị mắc bệnh dại cắn là trẻ nhỏ dưới 15 tuổi.

Mỗi năm, có hơn 29 triệu người trên thế giới được tiêm vắc xin phòng bệnh dại sau khi bị động vật cắn. Nhờ việc tiêm vắc xin dự phòng sớm đã ngăn chặn được hàng trăm nghìn ca tử vong do bị bệnh chó  dại mỗi năm.

Loại bỏ bệnh dại ở chó để phòng bệnh dại

Hơn 90 phần trăm trường hợp mắc bệnh dại xảy ra là từ chó nhà bởi vậy điều quan trọng và cơ bản nhất để ngăn ngừa bệnh dại là trước hết phải tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho thú cưng. Bệnh chó dại hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng vắc xin, tiêm cho chó là chiến lược tiết kiệm chi phí và tốt nhất để ngăn chặn bệnh dại ở người và cả vật nuôi.

Nâng cao khả năng nhận thức về bệnh dại

Chó dại cắn dẫn đến nhiễm trùng gây ra hàng chục nghìn ca tử vong mỗi năm, chủ yếu ở các nước châu Á và châu Phi. Chính với vậy việc giáo dục của từng người, của cộng đồng để tiêm ngừa vắc xin cho vật nuôi là điều cần thiết. Tăng cường nhận thức về nguy hiểm của vi rút gây ra bệnh dại sẽ hạn chế nguy cơ tỷ lệ tử vong.

Phòng tránh và phòng thủ khi bị chó cắn

Khi cho thú cưng ra đường cần rọ mõm, xích chó lại nếu gặp chó dữ, bạn không bỏ chạy vì đánh thức bản năng săn mồi của chó. Bạn đứng yên và hai tay để hai bên tư thế giống một cái cây và nhìn lảng đi nơi khác chó sẽ mất hứng thú vì bị phớt lờ. Nếu vật nuôi nhà bạn bắt đầu cắn bạn phải tự vệ bằng cách đánh hoặc đá vào cổ họng, mũi và gáy làm nó choáng.

Tiêm chủng cho người phong bệnh dại

Những người công tác làm việc ở một số lĩnh vực cần được tiêm vắc xin phòng tránh phơi nhiễm như các nhân viên y tế tiếp xúc người mắc bệnh dại, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm xử lý vi rút bệnh dại, kiểm lâm động vật hoang dã, người tiếp xúc trực tiếp với dơi, động vật ăn thịt hoặc động vật có vú khác rất dễ bị nhiễm.

Một số người có sở thích đi du lịch du lịch bụi người dân ở vùng có dịch bệnh lưu hành cũng nên tiêm vắc xin ngăn ngừa nhiễm bệnh dại. Cuối cùng, trẻ nhỏ khi chơi đùa với thú cưng, đặc biệt là khi bị thú cưng cắn, liếm,… phải được xử trí nhanh vết thương và tiêm vắc xin phòng dại ngay lập tức.

Bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng? Cách phòng chống bệnh chó cắn và bệnh dại-3

Triệu chứng của bệnh dại như thế nào?

Thời kỳ ủ bệnh dại thường từ một đến ba tháng có thể thay đổi từ một tuần tới một  năm, tùy vào nhiều yếu tố như nơi mà virus xâm nhập hoặc lượng vi rút xâm nhập. Xem vết cắn sâu nặng, hoặc gần hệ thần kinh trung ương như vùng đầu mặt cổ, bộ phận sinh dục. Những triệu chứng ban đầu của bệnh chó dại như sốt cao, cảm giác ngứa ran, bị châm chích, nóng rát ở vết thương. Nguyên nhân do lan rộng đến hệ thần kinh trung ương dẫn đến viêm tiến triển ở não và tủy sống dẫn đến tử vong. Có 2 dạng bệnh khi bị chó dại cắn đó là.

Thể cuồng bệnh nhân mắc bệnh dại sẽ trở nên hung dữ, có dấu hiệu tăng động, thái độ kích động, sợ nước, sợ gió, và sợ ánh sáng ,sợ tiếng động. Bên cạnh đó còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp có thể tử vong sau vài ngày do  tim ngừng hô hấp.

Thể liệt chiếm 30% trong tổng số những trường hợp ở người, bệnh này kéo dài hơn dạng hung dữ. Từ chỗ vết thương những cơ dần tê liệt người bệnh dần hôn mê và có thể dẫn tới tử vong.

Bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng? Cách phòng chống bệnh chó cắn và bệnh dại-4

Làm gì khi bị chó dại cắn?

Cần giữ tinh thần bình tĩnh xử lý sơ cứu vết thương chó cắn tại chỗ đúng. Sau đó nhanh chóng đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ xử lý vết thương, xem xét và chỉ định tiêm huyết thanh kháng dại và chọn loại vắc xin dại phù hợp.

Trên đây là bài viết về bị chó dại cắn bao lâu thì tiêm phòng đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn khi tìm hiểu về căn bệnh này, hãy tiêm phòng và cẩn thận với chó mèo xung quanh nhé. Cảm ơn các bạn hãy chia sẻ bài viết cho người thân để cùng đọc phòng ngừa nhé.

Linh Linh ( tổng hợp )