Tiếp vụ sai phạm trong xây dựng trường học: Chia nhỏ để chỉ định thầu

Lao Động 23/09/2022 18:20:30
Tiếp vụ sai phạm trong xây dựng trường học: Chia nhỏ để chỉ định thầu-1

Liên quan đến việc đầu tư xây dựng dãy trường học 4 tầng này ở Trường THPT Lý Tự Trọng đã xảy ra sai sót khi nghiệm thu, quyết toán buộc phải thu hồi gần 99 triệu đồng. Ảnh: Trần Tuấn.

Theo đó, ngoài việc thay đổi phụ lục, mua sai chủng loại và nâng khống giá thiết bị giáo dục cao gấp nhiều lần, một số thiết bị mới sử dụng đã lạc hậu mà Lao Động đã thông tin thì còn xảy ra tình trạng chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, nghiệm thu, quyết toán dự án còn sai sót.

Ngày 22.9, ông Phan Quang Tấn - Hiệu trưởng Trường THPT Lý Tự Trọng (thị trấn Thạc Hà, huyện Thạch Hà) xác nhận, liên quan đến việc đầu tư xây dựng dãy trường học mới 4 tầng của nhà trường đã xảy ra sai sót khi nghiệm thu, quyết toán công trình.

Theo đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu thu hồi gần 99 triệu đồng từ nhà thầu thi công dự án do thanh toán sai khối lượng thực tế.

Quá trình thực hiện chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu sổ, vùng khó khăn theo Quyết định số 775 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Tĩnh đã bố trí hơn 14 tỉ đồng để thực hiện.

Chương trình đã triển khai sửa chữa, cải tạo 20 công trình bếp ăn bán trú (Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư 4 công trình, phân cấp về địa phương 16 công trình), mua sắm thiết bị dạy học, đồ dùng nhà bếp cho 18 trường bán trú (phân bổ về địa phương thực hiện).

Qua kiểm tra đã phát hiện gói thầu tại Trường tiểu học xã Sơn Quang (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn) thực hiện không đúng mục tiêu. Cấp nguồn để sửa chữa bếp nhưng đã cải tạo sân vườn, sửa chữa phòng học.

Một số nhà bếp sau khi được đầu tư cải tạo, sửa chữa sử dụng được một thời gian ngắn thì đã tháo dỡ để xây dựng công trình khác, lãng phí vốn đầu tư như Trường Tiểu học Thạch Lạc (huyện Thạch Hà) và Trường Tiểu học Kỳ Lạc (huyện Kỳ Anh).

Việc mua sắm thiết bị y tế, đầu tư cơ sở vật chất thuộc đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 - 2020 theo đề án 1436 đối với thiết bị do nhà trường THPT mua sắm xảy ra tồn tại là  thiếu các trình tự thủ tục như: quyết định mua sắm, lập, thẩm định, phê duyệt kế họạch lựa chọn nhà thầu và biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ yêu cầu.

Một số gói thầu mua sắm vượt thẩm quyền, chưa xin ý kiến của Sở GD&ĐT theo phân cấp.

“Áp dụng chỉ định thầu với các gói mua sắm thường xuyên vượt hạn mức quy định (trên 100 triệu đồng). Chia dự toán thành các gói thầu nhỏ hơn 100 triệu để phù hợp với hình thức mua sắm và chỉ định thầu” - kết luận nêu.

Tiếp vụ sai phạm trong xây dựng trường học: Chia nhỏ để chỉ định thầu-2

Công ty Vạn Xuân trúng thầu mua sắm 214 máy chiếu đa năng HPEC HC - 388EXI nhưng sau đó đã tráo đổi phụ lục sang mua 214 máy chiếu đa năng NEC NP - MC382 WG đồng thời nâng khống mỗi chiếc từ hơn 9 triệu đồng lên hơn 34 triệu đồng. Ảnh: TT.

Về dự án đầu tư xây dựng cơ bản, Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư 7 công trình với tổng dự toán hơn 31 tỉ đồng; các trường THPT làm chủ đầu tư xây dựng 5 công trình với tổng vốn dự toán hơn 33 tỉ đồng.

Kết quả kiểm tra khối lượng dự toán, kiểm tra thực tế phát hiện sai sót giá trị hơn 304 triệu đồng. Trong đó, công trình do Sở GD&ĐT làm chủ đầu tư sai sót gần 96 triệu đồng, các công trình do các trường THPT làm chủ đầu tư sai sót hơn 208 triệu đồng.

UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu thu hồi số tiền sai sót nói trên. Trong đó, sai sót tại Trường THPT Lý Tự Trọng (thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà) là lớn nhất với gần 99 triệu đồng phải thu hồi từ Công ty CP Tập đoàn Nam Việt; Trường THPT Lê Hữu Trác thu hồi từ Công ty TNHH Hoài Nhật hơn 40,8 triệu đồng; Trường THPT Nghèn thu hồi từ Công ty TNHH Thắng Lợi hơn 34 triệu đồng...

Ngày 13.9, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành kết luận thanh tra số 320 về việc chấp hành các quy định pháp luật trong thực hiện Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khǎn (Chương trình 775) và các gói thầu mua sắm, dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất do Sở Giáo dục và Đào tạo và các Trường THPT làm chủ đầu tư thuộc Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mẫm non và giáo dục phố thông (Đề án 1436) giai đoạn 2017 - 2020 tại địa bàn Hà Tĩnh.

Kết luận đã chỉ ra nhiều sai phạm trong mua sắm thiết bị giáo dục, trong đó có việc nâng khống giá cao gấp nhiều lần. Chẳng hạn như một chiếc máy chiếu đa năng nhập khẩu có giá từ 6,8 đến 8 triệu đồng nhưng lại nâng lên thành 30,4 đến hơn 34,8 triệu đồng/chiếc khi hợp đồng mua sắm...

Trong khi giai đoạn 2017-2019, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Tĩnh thực hiện 17 gói thầu mua sắm thiết bị dạy và học, tổng giá trị hợp đồng là hơn 250,5 tỉ đồng. Trong đó, mua sắm tập trung 15 gói thầu, tổng giá trị hợp đồng là hơn 240,7 tỉ đồng thành ra số tiền nâng khống rất lớn.

Nối

Khác

Xem tiếp đi