LĐLĐ tỉnh Ninh Bình: Tập trung hỗ trợ người lao động bị mất việc, giãn việc

Lao Động 30/11/2022 11:44:46
LĐLĐ tỉnh Ninh Bình: Tập trung hỗ trợ người lao động bị mất việc, giãn việc-1

Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện có trên 9.000 lao động đang làm việc tại các khu, cụm công nghiệp phải cắt giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động. Ảnh: Diệu Anh

Theo ông Trần Kim Long, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Bình, qua tìm hiểu nắm bắt tình hình sản xuất, việc làm tại một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cho thấy, hiện toàn tỉnh Ninh Bình có 11/295 doanh nghiệp phải cắt giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động , với tổng số 9.229 lao động. Trong đó, có 3.340/9.229 lao động phải cắt giảm giờ làm; 2.919/9.229 lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó số lao động nữ có thai, nuôi con nhỏ là 642 người; 3.296/9.229 lao động chỉ giảm giờ làm, tiếp tục được doanh nghiệp giữ lại để làm việc....

LĐLĐ tỉnh Ninh Bình: Tập trung hỗ trợ người lao động bị mất việc, giãn việc-2

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Ninh Bình kiểm tra, nắm bắt tình hình sản xuất, việc làm tại một số đơn vị doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Khánh Phú (Ninh Bình). Ảnh: Diệu Anh

Trong đó, có những doanh nghiệp phải chấm dứt hợp đồng lao động với số lượng lớn, điển hình như: Công ty TNHH MCNEX Vina (Khu công nghiệp Phúc Sơn) từ đầu năm đến nay đã chấm dứt hợp đồng với 2.930 lao động; Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Lam Giang (phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình) đã chấm dứt hợp đồng đối với 369 lao động, toàn Công ty chỉ giữ lại 7 người làm việc; hay như Công ty TNHH may Thiên Hà (huyện Gia Viễn, Ninh Bình), toàn Công ty có 165 lao động thì có đến 100 lao động phải chấm dứt hợp đồng....

Nguyên nhân dẫn đến việc các đơn vị, doanh nghiệp cắt giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng với người lao động là bởi hiện tại tình hình kinh tế trong khu vực và thế giới có nhiều biến động, một số doanh nghiệp không nhập được nguyên, vật liệu nên ảnh hưởng đến tình hình sản xuất. Nhiều doanh nghiệp chỉ duy trì đơn hàng đến hết năm 2022, chưa ký được đơn hàng mới cho năm 2023. Cá biệt, một số doanh nghiệp không xuất được hàng vì giá thành thấp nên cắt giảm giờ làm hoặc cho người lao động nghỉ việc.

Trước thực trạng trên, LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh, triển khai nắm tình hình việc làm, tình hình công nhân lao động tại các doanh nghiệp trực thuộc đơn vị mình quản lý. Đồng thời, phối hợp với chủ sử dụng lao động quan tâm bố trí để người lao động luân phiên làm việc, trả lương đúng quy định và đóng bảo hiểm đầy đủ.

Các cấp công đoàn phải sâu sát, xuống cơ sở để nắm tình hình tư tưởng của công nhân lao động; tuyên truyền để công nhân lao động chia sẻ những khó khăn với doanh nghiệp; tăng cường tổ chức các cuộc đối thoại, thương lượng, kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở.

"Cán bộ công đoàn các cấp đã hỗ trợ người lao động chủ động tìm kiếm việc làm thông qua việc giới thiệu nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp khác trên địa bàn, đăng thông tin tuyển dụng trên website, facebook, zalo của Công đoàn Ninh Bình. Đồng thời, LĐLĐ tỉnh Ninh Bình cũng đã phối hợp với Sở LĐTB-XH tỉnh Ninh Bình tổ chức ngày hội việc làm, qua đó đã có hàng nghìn lao động tìm được việc làm mới" - Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Bình - ông Trần Kim Long cho hay.

Cùng theo Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Bình Trần Kim Long, ngoài việc hỗ trợ người lao động tìm việc làm mới, LĐLĐ tỉnh Ninh Bình cũng đã chỉ đạo, hướng dẫn các công đoàn cơ sở theo dõi tình hình đơn hàng, giảm giờ làm, cắt giảm lao động, nợ lương, nợ Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp và báo cáo về công đoàn cấp trên để kịp thời phối hợp giải quyết khi có vấn đề phát sinh về quan hệ lao động.

Nối

Khác

Xem tiếp đi