Kiên Giang: 3 “đột phá” trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Lao Động 23/09/2022 15:09:01
Kiên Giang: 3 “đột phá” trong đào tạo nghề, giải quyết việc làm-1

Tỉnh Kiên Giang đã tăng cường triển khai hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động đảm bảo an sinh xã hội. Ảnh: N.A

Tích cực hỗ trợ người lao động

Theo Trung tâm Dịch vụ việc làm (TTDVVL) Kiên Giang, việc tham gia các phiên giao dịch việc làm là phương thức hữu hiệu giúp các doanh nghiệp nhanh chóng có được nguồn lao động. Không chỉ vậy, với người lao động, đây cũng là cơ hội tốt để tìm việc làm mới.

Ông Nguyễn Phi Hùng, Giám đốc TTDVVL Kiên Giang cho biết, Trung tâm thường xuyên mời các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh và lao động nước ngoài tham gia phiên giao dịch để tạo cung - cầu việc làm đa dạng hơn cho DN, người lao động. “Năm nay chúng tôi đặt mục tiêu sẽ tư vấn, giới thiệu việc làm cho trên 36.500 lượt lao động, trong đó phấn đấu có khoảng 5.700 lao động có việc làm ổn định”.

Chị Nguyễn Thị Mai Trang, nhân viên lễ tân của một resort tại TP.Phú Quốc cho biết, vì dịch bệnh nên khách sạn cũ nơi chị làm việc đã tạm ngưng hoạt động, khiến toàn bộ nhân viên trong tình cảnh không có việc làm. “Đa phần nhân viên đều nghỉ việc, không thể chờ vì ai cũng cần tiền xoay sở cuộc sống nên đi tìm công việc mới. Tôi cũng từng về quê, sau đó tìm việc làm qua phiên giao dịch việc làm của tỉnh tổ chức. Tôi đã có công việc mới - làm nhân viên lễ tân ở một resort khác trên đảo Phú Quốc”, chị Trang chia sẻ.

Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

Hiện nay, Kiên Giang có khoảng 30 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực. Theo kế hoạch, năm 2022, toàn tỉnh mở 255 lớp đào tạo nghề với khoảng 7.500 lao động, tổng kinh phí 12 tỉ đồng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn.

Ông Đặng Hồng Sơn - Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang - cho biết: “Việc các doanh nghiệp ký kết cùng các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang mở ra nhiều cơ hội trong công tác thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Chúng tôi cũng chú trọng tăng cường liên kết đào tạo theo đơn đặt hàng với doanh nghiệp, phối hợp với doanh nghiệp trong tuyển sinh, đào tạo nghề và tuyển dụng sau đào tạo”.

Theo định hướng trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Kiên Giang sẽ tuyển sinh, đào tạo, đào tạo lại cho khoảng 115.000 người, phấn đấu có trên 85% người lao động qua đào tạo nghề có việc làm.

Theo ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết, để phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn tới, đặc biệt là giai đoạn 2020-2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã xác định 3 khâu đột phá để tập trung lãnh đạo tạo chuyển biến. Trong đó bao gồm, tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đáp ứng yêu cầu phát triển. Huy động các nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối và phát triển. Tập trung phát triển các đô thị động lực: Rạch Giá, Phú Quốc, Hà Tiên, Kiên Lương, An Biên, Giồng Riềng tạo động lực thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Ông Bình thông tin: “Tỉnh củng cố, hoàn thiện hệ thống giáo dục nghề nghiệp, nhất là đầu tư trường nghề chất lượng cao, tăng cường đào tạo nghề cho lao động phổ thông gắn đào tạo với giải quyết việc làm. Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân, kịp thời hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, nhà đầu tư trong phục hồi sản xuất kinh doanh và thích ứng linh hoạt, hiệu quả với dịch bệnh”.

Nối

Khác

Xem tiếp đi