Ai cũng có thể bị chấn thương tâm lý ở chỗ làm

Zingnews 24/09/2022 02:40:26
Ai cũng có thể bị chấn thương tâm lý ở chỗ làm-1

Tiến sĩ Ashwini Padhi là bác sĩ tâm thần học tại South Pacific Private, một trung tâm điều trị chấn thương tâm lý, cai nghiện và sức khỏe tâm thần.

Ông gặp Kate tại bệnh viện của mình. Cô trông không có vẻ gì là đang gặp chấn thương tâm lý: Một người phụ nữ ngoài 40, tự tin, hoạt ngôn, chuyên nghiệp.

"Kate nói cô ấy cần tôi giúp đỡ để giảm bớt áp lực công việc, nhưng tôi biết, đó mới là bề nổi của vấn đề", Guardian dẫn lời ông.

Chấn thương chồng chấn thương

Chấn thương tâm lý tại chỗ làm từ lâu được cho rằng có liên quan đến các ngành như y tế, công an, quân đội. Tuy nhiên, bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể gặp vấn đề này.

Đây là phản ứng của cảm xúc, có thể ảnh hưởng đến thể chất hay tinh thần bệnh nhân, khiến hiệu suất học tập và làm việc của họ đảo lộn. Chấn thương tâm lý ở chỗ làm gồm 2 loại: Trực tiếp và gián tiếp, xảy ra sau khi bị tai nạn, bắt nạt, quấy rối tình dục hoặc chỉ đơn giản là căng thẳng do khối lượng công việc quá lớn hay môi trường làm việc độc hại.

Điều này có thể có liên quan đến những chấn thương tâm lý lúc nhỏ và cũng có thể gây ra rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Theo Guardian , khoảng 3 triệu người Australia đã gặp phải tình trạng này ở thời điểm bất kỳ trong đời.

Ai cũng có thể bị chấn thương tâm lý ở chỗ làm-2

Chấn thương tâm lý ở chỗ làm có thể bắt nguồn từ tổn thương tâm lý lúc nhỏ. Ảnh: Thinkstock.

TS Padhi bắt đầu tìm hiểu về chấn thương của Kate từ thời thơ ấu. Là con út trong gia đình có 6 người con, Kate phải hưởng nền giáo dục không tốt. Khi lên 5, bố mẹ cô ly hôn. Kate thường xuyên bị người mẹ cáu kỉnh của mình chối bỏ vì bà cho rằng sinh ra của cô là nguồn cơn của mọi rắc rối trong gia đình.

Không lâu sau ly hôn, với tài chính ít ỏi, mẹ Kate bắt đầu mất kiểm soát. Năm 12 tuổi, cô nhiều lần bị một người đàn ông lớn hơn 18 tuổi lạm dụng tình dục tại chính căn nhà mẹ con cô sống cùng nhau. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, Kate không dám nói với mẹ cũng như ai đó bất kỳ vì sợ họ không tin mình.

TS Padhi nói rằng Kate đã thấy nhẹ nhõm sau khi chia sẻ bí mật này.

"Cô ấy đã gồng gánh bí mật này trong phần lớn cuộc đời mình và thấy nhẹ nhõm khi cởi bỏ được nó. Cô ấy đã vượt qua được cảm giác xấu hổ và tội lỗi. Đó cũng là thách thức lớn nhất trong trị liệu tâm lý", ông nói.

Trải qua tuổi thơ khó khăn, Kate học hành chăm chỉ ở trường đại học và dấn thân vào ngành quảng cáo. Bên cạnh là một nhân viên siêng năng, cô còn là một người cực kỳ cầu toàn. Kate thường xuyên tự kiểm điểm bản thân vì sợ mắc lỗi không đáng. Điều này gây hại cho sức khỏe tinh thần của cô. Kate cho rằng những nét tính cách trên không phải là đức tính vốn có. Nó là sản phẩm của sự thích nghi của cô với môi trường xung quanh hồi nhỏ.

Ngoài ra, cô thường là mục tiêu của những trò đùa tình dục của một số khách hàng và đồng nghiệp. Cộng dồn với tổn thương tâm lý hồi nhỏ, vấn đề này khiến Kate kiệt quệ, lạc lối.

Cuộc đời cô cũng không khá khẩm hơn khi được một người sếp mới hướng dẫn. Ông này khó tính với Kate đến nỗi cô luôn cảm thấy lo lắng, tim đập nhanh và mệt mỏi khi đi làm. TS Padhi đánh giá cô giống như nhiều bệnh nhân của mình: Luôn cảm thấy bị xem thường, chán nản và không có tiếng nói.

Ông chẩn đoán cô bị chấn thương tâm lý phức tạp do nhiều lần bị chấn thương.

Điều hòa cảm xúc giúp nâng cao giá trị bản thân

"Nếu chấn thương thể xác có thể để lại sẹo một thời gian rất lâu sau đó, chấn thương tâm lý cũng tương tự", TS Padhi nói với Kate.

Kate giờ đây hiểu được rằng bản thân cô đã bị chính mình bỏ bê thế nào khi cô bỏ qua mong muốn, nhu cầu của bản thân. Ngoài ra, cô cũng học được việc không lên tiếng cho mình chính là đồng nghĩa với việc vô trách nhiệm với hạnh phúc của bản thân. Kate còn học cách điều hòa cảm xúc, sống lành mạnh để nâng cao giá trị bản thân.

Hiểu việc cha mẹ ly hôn không phải do mình, cô dần không để mình bị ảnh hưởng bởi những lời nói của mẹ. Cô cũng không còn thấy xấu hổ hay tội lỗi về vết thương lòng thuở bé.

Cô cũng đã nhận thức được ranh giới cá nhân và học cách nói "không". Trước trò đùa tình dục của đồng nghiệp, Kate đã biết giao tiếp hiệu quả để thể hiện sự không thoải mái của mình và yêu cầu họ dừng lại.

Với sếp mình, cô đã biết cách tách mình ra, điều chỉnh cảm xúc và tự xoa dịu bản thân trước khi hoàn thành công việc được giao.

Cách nói Không với sếp

Hãy tưởng tượng rằng bạn có thể nói "Không" với sếp bằng sự tôn trọng và chuyên nghiệp. Việc đó thật sự có thể xảy ra.

Nối

Khác

Xem tiếp đi