Tại ngôi làng Ban Ta Klang ở phía đông bắc Thái Lan, cô Siriporn Sapmak bắt đầu ngày mới của mình bằng cách livestream - phát trực tiếp hai chú voi của mình trên mạng xã hội kêu gọi quyên góp tiền để tồn tại.
Cô gái 23 tuổi, người đã chăm sóc những chú voi từ khi còn đi học, chĩa điện thoại của mình về phía những con vật khi cô cho chúng ăn chuối và chúng đi vòng quanh phía sau ngôi nhà của gia đình cô.
Cô Siriporn cho biết cô có thể quyên góp được khoảng 1.000 baht (khoảng 650 nghìn đồng) từ vài giờ phát trực tiếp trên TikTok và YouTube, nhưng điều đó chỉ đủ để nuôi hai con voi của cô trong một ngày.
Đó là một nguồn thu nhập mới - và không an toàn - của gia đình, mà trước khi đại dịch xảy ra, họ đã kiếm được tiền bằng cách thực hiện các buổi biểu diễn voi ở thành phố Pattaya của Thái Lan. Ngoài ra, họ còn kiếm thêm tiền bằng cách bán trái cây.
Chú voi con Pangmaemae Plainamo đi dạo cùng mẹ tại làng Ba Ta Klang ở Surin, Thái Lan. ẢNH: REUTERS
Thái Lan : Những chú voi "thất nghiệp" vì vắng bóng du khách
Giống như hàng ngàn chủ sở hữu voi khác trên khắp đất nước, gia đình Sapmak phải trở về quê hương của họ khi các trại voi đã bị tàn phá vì đại dịch và khu du lịch nước ngoài tạm dừng. Chỉ có 400.000 khách du lịch nước ngoài đến Thái Lan vào năm ngoái so với gần 40 triệu vào năm 2019.
Một số ngày, cô Siriporn không nhận được bất kỳ khoản quyên góp nào và những con voi của cô bị đói.
"Chúng tôi hy vọng khách du lịch sẽ (quay trở lại). Nếu họ quay lại, chúng tôi có thể sẽ không thực hiện những buổi phát trực tiếp này nữa", cô nói. "Nếu chúng tôi đi làm trở lại, chúng tôi có thu nhập (ổn định) để mua cỏ cho voi ăn".
Voi là thành viên trong gia đình
Chủ sở hữu voi Siriporn Sapmak bên ngoài ngôi nhà của mình tại làng Ba Ta Klang ở Surin, Thái Lan. ẢNH: REUTERS
Ông Edwin Wiek, người sáng lập
Wildlife Friends Foundation
Thái Lan, ước tính rằng ít nhất một nghìn con voi ở Thái Lan sẽ không có "thu nhập thích hợp" cho đến khi có thêm nhiều khách du lịch quay trở lại. Thái Lan có khoảng 3.200 đến 4.000 con voi bị nuôi nhốt, và khoảng 3.500 con trong tự nhiên.
Ông Wiek cho biết Cục Phát triển Chăn nuôi cần tìm "một số loại ngân sách" để hỗ trợ những con voi này. "Nếu không, sẽ rất khó để giữ chúng sống sót, tôi nghĩ đối với hầu hết các gia đình," ông nói.
Các gia đình ở Ban Ta Klang, trung tâm kinh doanh voi của Thái Lan nằm ở tỉnh Surin, đã chăm sóc voi qua nhiều thế hệ và có mối liên hệ chặt chẽ với chúng.
Các buổi biểu diễn và cưỡi voi từ lâu đã trở nên phổ biến với du khách, đặc biệt là người Trung Quốc, trong khi những lời chỉ trích của các nhóm bảo vệ quyền động vật về cách xử lý voi ở đó đã làm nảy sinh hoạt động du lịch trong các khu bảo tồn.
Bà Pensri Sapmak, 60 tuổi, mẹ của bà Siriporn, cho biết: "Chúng tôi gắn bó với nhau như những người thân trong gia đình. Nếu không có những chú voi, chúng tôi không biết tương lai của mình sẽ như thế nào. Chúng tôi có được ngày hôm nay là nhờ chúng".
Du khách Trung Quốc vẫn chưa trở lại
Theo Cục Phát triển Chăn nuôi, cơ quan giám sát voi nuôi nhốt, chính phủ đã gửi 500.000kg cỏ qua nhiều tỉnh kể từ năm 2020 để giúp đàn voi ăn. Theo Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã, voi, loài động vật quốc gia của Thái Lan, ăn 150kg đến 200kg mỗi ngày.
Tuy nhiên, cô Siriporn và mẹ cô cho biết họ vẫn chưa nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào của chính phủ.
"Đây là một vấn đề lớn của quốc gia", Tổng cục trưởng Cục Phát triển chăn nuôi Sorawit Thanito cho biết. Ông cho biết chính phủ có kế hoạch hỗ trợ voi và những người chăm sóc chúng "các biện pháp, cùng với ngân sách, sẽ được đề xuất với Nội các", mà không đưa ra khung thời gian.
Trong khi chính phủ dự kiến 10 triệu khách du lịch nước ngoài trong năm nay, một số người nói rằng điều này có thể không đủ để thu hút các chủ sở hữu voi quay trở lại các điểm du lịch hàng đầu, với chi phí liên quan.
Những chú voi sau khi biểu diễn trong một buổi biểu diễn vẽ tranh cho du khách địa phương tại làng voi Ba Ta Klang. ẢNH: REUTERS
Khách du lịch Trung Quốc, trụ cột của các buổi biểu diễn voi, cũng vẫn chưa quay trở lại trong bối cảnh Covid-19 bị khóa ở nhà.
Ông Wiek dự đoán sẽ có thêm nhiều voi con được sinh ra trong điều kiện nuôi nhốt trong năm tới, làm trầm trọng thêm áp lực cho chủ nhân của chúng.
Bà Pensri Sapmak nói: "Có ngày, chúng tôi kiếm được ít tiền. Có ngày thì không, nghĩa là mâm cơm sẽ giản đơn đi một chút", bà Pensri Sapmak nói.