Từng được chủ nhân bỏ ra khoản tiền lớn để mua về, nhưng giờ đây vô số các siêu xe "nằm trơ", phủ đầy bụi trong những "nghĩa địa xe sang" lớn nhất thế giới ở Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Bên trong những "nghĩa địa xe sang lớn nhất thế giới" ở quốc gia giàu có
Dubai : Bên trong những "nghĩa địa xe sang lớn nhất thế giới" ở quốc gia giàu có
Tại những "bãi siêu xe" này, du khách hoàn toàn có thể bắt gặp chiếc Lamborghini trị giá gần 200.000 USD, hay hàng loạt xe sang từ BMW, Ferrari, Audi cho đến Aston Martin.
Hầu hết chúng đã bị vứt bỏ hoặc bị tòa án thu hồi do chủ sở hữu không thể trả nợ đúng hạn.
Ở Vương quốc Anh, một "bãi phế liệu" như thế thường xuất hiện xe của các hãng như Renault, Citroen và Nissan. Tờ Daily Star nhận định, tại Dubai, thậm chí giá của những chiếc xe bị vứt bỏ còn cao hơn giá trung bình một ngôi nhà ở Anh khi mua mới.
Theo một số báo địa phương, một vài trường hợp siêu xe bị vứt bỏ là do chủ nhân của chúng không muốn bán để thu hồi lại ít tiền khi mua xe mới. Đôi khi họ bỏ lại xe trên đường phố. Trong trường hợp này, nếu thấy những xe trên đường lâu ngày mà không có ai tới lấy, chính quyền sẽ tìm danh tính chủ nhân, gửi thông báo tới nhận trong vòng 15 ngày. Quá thời gian này, xe được đưa về các bãi phế liệu.
Một trong những "nghĩa trang siêu xe" ở Dubai phải kể tới Copart UAE Auctions. Từ trên cao nhìn xuống là các dãy xe ô tô đang chờ được bán đấu giá, hoặc được dỡ bỏ phụ tùng bên trong, lấy đi những bộ phận có thể tái sử dụng.
Du khách có thể tìm thấy rất nhiều xe sang ở đây với đủ mọi thương hiệu, từ Ferrari, Porsche cho tới Lamborghini (Ảnh: Caters Clips).
"Nghĩa trang" khác trong thành phố là Scap Any Car, từng được giới thiệu trên Top Gear (loạt chương trình truyền hình của Anh chuyên giới thiệu về phương tiện ô tô). Đây là nơi xuất hiện nhiều thương hiệu xe khác nhau, từ Volkswagen đến Mercedes.
Được biết, hầu hết những chiếc xe trong bãi phế liệu đều được sửa chữa và mang đi bán ra thị trường. Khách hàng tới mua cũng rất đa dạng, thậm chí có cả cảnh sát địa phương.
Theo Gulf News, khoảng 2.000 đến 3.000 chiếc xe bị vứt bỏ hay chuyển tới các "nghĩa địa ô tô" ở Dubai hầu hết là xe sang.
Một siêu xe bị bụi phủ kín (Ảnh: Caters Clips).
Pháp luật tại đây quy định, ở Dubai, bất cứ ai không thể trả hết nợ đều không được tuyên bố phá sản.
Thay vào đó, họ bị tịch thu toàn bộ tài sản và ngồi tù. Một trong số những món tài sản gồm xe sang được mang ra bán đấu giá hoặc đưa vào bãi phế liệu. Tại đây, chúng bị tháo rời các bộ phận bên trong, mang bán để trả nợ. Khi trả hết nợ, chủ nhân mới được ra tù.