Hội nghị Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 11 (Khóa XII) để thảo luận, quyết định một số vấn đề quan trọng (Ảnh: Lao động Thủ đô).
Cụ thể, 6 tháng đầu năm ghi nhận tình hình việc làm, đời sống của đoàn viên có chuyển biến tích cực. Phương thức lãnh đạo và tổ chức hoạt động công đoàn trong một số lĩnh vực có nhiều điểm mới, trách nhiệm, linh hoạt, thiết thực, kịp thời, qua đó tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế Công đoàn Việt Nam trong phong trào công nhân, Công đoàn thế giới.
Sau 6 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội đã từng bước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch. Đời sống, việc làm của người lao động nhìn chung đã được cải thiện; các cấp Công đoàn tập trung thực hiện chủ đề công tác năm 2022. Phương thức lãnh đạo và tổ chức hoạt động chăm lo có nhiều điểm mới, linh hoạt, thiết thực. Công tác đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nhất là việc tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể, hoạt động tư vấn pháp luật được tập trung thực hiện, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Tổ chức Công đoàn tiếp tục phát huy vai trò đại diện người lao động trong Hội đồng tiền lương quốc gia, tích cực đàm phán, thương lượng tăng lương tối thiểu vùng, tham gia trình Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, tăng bình quân 6% từ ngày 01/7/2022. Trước phản ánh của các cấp Công đoàn về việc một số doanh nghiệp dự kiến sẽ không tiếp tục thực hiện quy định mức lương thấp nhất tại doanh nghiệp cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề. Tổng Liên đoàn và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã kịp thời có văn bản số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo về việc giữ lại tiền lương cho lao động đã qua đào tạo.
Bên cạnh đó, Công đoàn chú trọng chăm lo việc làm, đời sống cho người lao động, các cấp công đoàn tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan trong đề xuất các chính sách khôi phục việc làm, học nghề, tìm kiếm, tạo thêm việc làm mới cho người lao động; một số đơn vị thực hiện kết nối thông tin về cung - cầu lao động, giúp người lao động có việc làm và ổn định thu nhập. Tổng Liên đoàn tổ chức Hội thảo góp ý vào dự thảo Đề án “Đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả đào tạo của hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tổ chức Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030; ký kết chương trình phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam về hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động và phát triển thị trường lao động. Tổ chức Hội thảo khoa học “Tăng lương và vấn đề ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất, kinh doanh”; Hội nghị trực tuyến nắm bắt tình hình lao động và giải pháp công đoàn tham gia phục hồi thị trường lao động; phối hợp với Quỹ Lao động Quốc tế Nhật bản tổ chức Hội thảo “Ứng phó của tổ chức công đoàn nhằm bảo vệ người lao động tốt hơn dưới tác động của đại dịch Covid -19” để chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác chăm lo, bảo vệ đoàn viên, người lao động, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Tổng Liên đoàn đã phối hợp với Bộ Lao động TBXH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức giám sát tại 4 tỉnh, ngành về tình hình thực hiện hợp đồng lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động tại doanh nghiệ. Qua giám sát, Công đoàn đã có ý kiến cụ thể với doanh nghiệp, đơn vị và đại diện lãnh đạo tỉnh, ngành nhằm tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách của người lao động góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì việc làm, ổn định thu nhập cho người lao động.
Các cấp công đoàn chú trọng thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, tập trung tuyên truyền tới người lao động, người sử dụng lao động đồng hành, chia sẻ khó khăn. Phối hợp với chính quyền, chuyên môn, người sử dụng lao động thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức; hội nghị người lao động; đối thoại tại nơi làm việc; thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Trong 6 tháng đầu năm đã có 99,07% đơn vị tổ chức Hội nghị CBCCVC; 61,82% đơn vị tổ chức Hội nghị NLĐ; 67,5% tổng số doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tổ chức đối thoại định kỳ; sửa đổi, bổ sung 7.043 bản TƯLĐTT; ký mới 1.701 bản thỏa ước lao động tập thể, tăng 781 bản so với cùng kỳ năm 2021, đạt 77,6% chỉ tiêu năm. Hướng dẫn, hỗ trợ thương lượng, ký kết thỏa ước nhóm doanh nghiệp, thỏa ước ngành; đề xuất thương lượng với người sử dụng lao động điều chỉnh bữa ăn giữa ca tại 3.814 đơn vị, doanh nghiệp, đạt 151,9% chỉ tiêu giao. Các địa phương đã thực hiện 44.288 cuộc tư vấn pháp luật cho 119.600 lượt lao động; hỗ trợ, đại diện 319 vụ tranh chấp lao động cá nhân, giúp người lao động nhận được số tiền gần 900 triệu đồng.
Công đoàn đã chủ động chăm lo Tết Nhâm dần 2022 cho người lao động từ việc sớm xây dựng kế hoạch, quyết định sử dụng kinh phí công đoàn theo một mức thống nhất; linh hoạt tổ chức các hoạt động khi tình hình dịch bệnh Covid-19 thay đổi. Tổng Liên đoàn đã chủ động tham mưu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đi thăm, chúc Tết và tặng hơn 15 nghìn suất quà cho đoàn viên, người lao động tại 63 tỉnh, thành phố thể hiện sự quan tâm, động viên của Đảng, Nhà nước đối với giai cấp công nhân và người lao động. Các cấp công đoàn tập trung tổ chức chăm lo cho đoàn viên, người lao động ngay tại cơ sở, nhất là đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, thuộc gia đình chính sách, chưa có điều kiện về quê sum họp với gia đình. Bên cạnh các hình thức chăm lo truyền thống như thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ vé tàu, xe, tổ chức xe đưa đón công nhân lao động về quê ăn Tết, tặng nhà mái ấm công đoàn..., các cấp công đoàn đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức chăm lo phù hợp với điều kiện, tình hình dịch bệnh tại mỗi địa phương. Chẳng hạn như: Tổng Liên đoàn chỉ đạo tổ chức làm điểm Chương trình “Vui tết cùng công nhân xa quê” tại tỉnh Bắc Ninh vào ngày 27 Tết với nhiều hoạt động ấm áp động viên tinh thần công nhân lao động không về quê đón Tết. Bên cạnh đó là chương trình tặng vé du xuân, đi chợ hoa tết, tặng cành đào, bánh chưng, giỏ quà tết đối với đoàn viên, người lao động không thể về quê đón tết. Mở các gian hàng giảm giá, gian hàng không đồng vui xuân đón tết. Trong dịp Tết Nhâm Dần các cấp công đoàn đã tổ chức các hoạt động chăm lo cho hơn 9 triệu đoàn viên, người lao động với tổng số tiền 5.850 tỷ đồng.
Chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động tiếp tục được các cấp công đoàn thực hiện, đã góp phần xây dựng, củng cố quan hệ gắn kết bền chặt hơn giữa đoàn viên với tổ chức công đoàn. Thực hiện Quyết định số 1729/QĐ-TTg ngày 04/11/2020 của Thủ tướng Chính về “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”, đến nay Tổng Liên đoàn đã tổ chức ký quy chế phối hợp với 15 địa phương; tổ chức làm việc với Liên đoàn Lao động và các Sở, ngành tại 22 địa phương để thống nhất địa điểm đầu tư và giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác triển khai phần dự án nhà ở tại các thiết chế công đoàn; đưa vào khai thác cho thuê khu nhà ở thiết chế công đoàn tại Hà Nam.
Như vậy, 6 tháng đầu năm ghi nhận tình hình việc làm, đời sống của đoàn viên có chuyển biến tích cực. Phương thức lãnh đạo và tổ chức hoạt động công đoàn trong một số lĩnh vực có nhiều điểm mới, trách nhiệm, linh hoạt, thiết thực, kịp thời, qua đó tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế Công đoàn Việt Nam trong phong trào công nhân, Công đoàn thế giới.
Quan tâm triển khai chuyển đổi số góp phần thay đổi phương thức hoạt động công đoànPhát huy vai trò của Công đoàn cơ sở trong thương lượng, đàm phán về lương tối thiểuTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam công bố kết quả xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ III
Tổng Liên đoàn lần đầu tiên tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết hoạt động công đoàn quý I, quán triệt một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới tại 96 điểm cầu, kịp thời nắm chắc tình hình công nhân, viên chức lao động và hoạt động công đoàn; trực tiếp quán triệt các nội dung trọng tâm của tổ chức Công đoàn. Công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở được các cấp Công đoàn đặc biệt quan tâm, sử dụng nhiều biện pháp linh hoạt trong tiếp cận với doanh nghiệp và người lao động.
Trong đó, Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực, vượt khó, chiến thắng đạt dịch Covid-19” đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giai đoạn 1, với gần 700 nghìn sáng kiến tham gia của đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động cả nước, đạt 232% chỉ tiêu kế hoạch đề ra với tổng giá trị làm lợi ước tính hơn 10 ngàn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tinh thần hăng say lao động, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phục hồi và phát triển kinh tế của đất nước.
Về nhiệm vụ công đoàn 6 tháng cuối năm, Công đoàn phấn đấu: Thực hiện tốt chủ đề công tác năm 2022, tập trung chỉ đạo, triển khai các chỉ tiêu được giao, nhất là chỉ tiêu đạt thấp. Rà soát, đánh giá bước đầu tình hình Công đoàn tham gia thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Cùng với đó, nắm chắc thực hiện tốt việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2022; tổ chức đánh giá tình hình Công đoàn tham mưu thực hiện Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục mầm non, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất...
Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tình hình đoàn viên, người lao động, nhất là tình hình giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu để tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách kịp thời cho người lao động; tăng cường tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến quyền của người lao động, về khôi phục và phát triển sản xuất, tham gia phát triển thị trường lao động.
Tiếp tục tổ chức nghiên cứu sâu một số định hướng lớn trong tổng kết thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII; chỉ đạo các công việc chuẩn bị Đại hội Công đoàn các cấp.
Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hoạt động Công đoàn, nhất là các nội dung liên quan đến đời sống, việc làm của công nhân, lao động, phòng, chống Covid-19 và các chính sách hỗ trợ cho người lao động...
Cứu nạn thành công 98 vụ trên biển trong 6 tháng đầu năm 2022
Hội nghị sơ kết công tác ngoại giao kinh tế 6 tháng đầu năm 2022