Ngoài những mùa hoa cỏ hồng, ban trắng, dã quỳ, oải hương..., thu hút khách du lịch, TP Đà Lạt còn có một mùa khác đặc biệt không kém là mùa hồng treo gió.
Hồng treo Đà Lạt hay còn gọi là hồng treo gió, hồng sấy gió Đà Lạt. Ảnh: VÕ TÙNG
Năm 2012, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tài trợ cho nhiều nông dân sang nước Nhật Bản để tập huấn nâng cao kỹ thuật canh tác, chăm sóc cây hồng và chế biến quả hồng. Cũng từ đó, nhiều nông dân ở TP Đà Lạt đã chuyển sang làm hồng treo gió, giúp cho loại đặc sản này mang hương vị vô cùng đặc biệt.
Hồng treo Đà Lạt hay còn gọi là hồng treo gió, hồng sấy gió Đà Lạt là sự kết hợp hoàn hảo từ những trái hồng Đà Lạt thơm ngon và công nghệ chế biến nông sản tiên tiến từ Nhật Bản. Hồng lúc chưa chín và được treo lên cao. Sau khi phơi khô, dưới nắng gió tự nhiên, hồng sẽ khô lại, tạo thành loại mứt dẻo, ngọt rất hấp dẫn vị giác
Sau đây là hình ảnh về sản phầm hồng treo gió độc đáo:
Hồng treo gió chế biến theo công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản. Ảnh: VÕ TÙNG
Từ những trái hồng căng mọng còn vị chát, phải mất 30 ngày với nhiều công đoạn, người nông dân mới có thể biến những trái hồng vỏ se khô, ruột đặc quánh. Vị chát được thay bằng vị ngọt thanh, thơm nhẹ. Ảnh: VÕ TÙNG
Cở sở làm hồng treo gió ở số 45 Khe Sanh, phường 10, TP Đà Lạt của bà Đặng Thị Thu Vân đang có khoảng 10 công nhân tất bật vào vụ. Ảnh: VÕ TÙNG
Công đoạn làm sạch hồng. Ảnh: VÕ TÙNG
Công đoạn gọt vỏ. Ảnh: VÕ TÙNG
Hồng được treo lên. Ảnh: VÕ TÙNG
Công đoạn mát-xa cho hồng giúp mật hồng được tiết ra và mềm dẻo hơn.. Ảnh: VÕ TÙNG
Hồng cần phải trải qua cả công đoạn tiệt trùng. Ảnh: VÕ TÙNG
Hiện nay hồng treo gió không đủ sản lượng để xuất khẩu vì thời tiết hay thay đổi đột ngột, khi treo trái hồng gặp thời tiết thay đổi, độ ẩm cao khiến hồng rất dễ hư. Chính vì vậy mà người dân không thể làm nhiều mà chỉ sản xuất đủ để tiêu thụ trong nước. Ảnh: VÕ TÙNG
Tính cả thời gian làm hồng sấy và 10 năm làm hồng treo, cô Vân và gia đình đã có 38 năm gắn bó với loài quả ngon ngọt, đặc trưng của TP ngàn hoa. Ảnh: VÕ TÙNG
38 năm gắn bó với cây hồng trên cao nguyên Lâm Viên, bà Đặng Thị Thu Vân và nhiều nông dân làm hồng treo gió đã góp phần lưu giữ những ký ức đẹp đẽ trong lòng du khách khi đến với thành phố ngàn hoa. Ảnh: VÕ TÙNG
Nếu như trước đây, người dân trồng cây hồng thường để tự nhiên cho cây hồng cao vút dẫn đến cây không phát triển được tán và ít trái. Ảnh: VÕ TÙNG
Hiện nay, người trồng hồng áp dụng các chăm sóc của người Nhật khi cắt bỏ đọt, loại bỏ cành dại, cành không đạt giúp cây hồng tạo tán, thấp cây. Ảnh: VÕ TÙNG
Mùa hồng treo gió đang thôi thúc du khách đến với thành phố ngàn hoa. Ảnh: VÕ TÙNG
Nguồn Tin: