Trang Chủ > Ẩm thực > Thịt vịt đừng luộc với nước lã, đem nấu cùng thứ này, thịt thơm lừng, không hôi lại ngọt đậm đà

Thịt vịt đừng luộc với nước lã, đem nấu cùng thứ này, thịt thơm lừng, không hôi lại ngọt đậm đà

Phụ Nữ Today
11/07/2022 04:25:10

Thịt vịt là món ăn được yêu thích trong những ngày nắng nóng. Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, mặn, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, thận; tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Với những ngày thời tiết oi bức thì thịt vịt chính là món cung cấp protein tốt cho cơ thể nhờ tính mát, dễ ăn.

Đa số mọi người sẽ lựa chọn món vịt luộc vì đơn giản, dễ làm. Tuy nhiên, để tăng thêm hương vị cho thịt vịt, thay vì sử dụng nước lã, bạn hãy luộc vịt theo các cách dưới đây, đảm bảo món ăn sẽ hấp dẫn hơn nhiều lần.

Cách 1:

Nguyên liệu:

1 con vịt, một nắm lá mắc mật to, 1 lon bia.

1 nhánh gừng, 1 củ tỏi, 1 quả ớt.

Gia vị: Muối, nước tương, hạt nêm, giấm.

Cách làm

Bước 1: Sơ chế vịt

Vịt cắt tiết, vặt sạch lông rồi rửa với nước sạch. Xát muối lên khắp người vịt để khử mùi hôi.

Bạn có thể rửa vịt với rượu và gừng cũng sẽ giúp khử mùi hôi của thịt vịt hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể rửa vịt bằng giấm ăn.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Lá mắc mật rửa sạch, để ráo. Thái nhỏ 1/2 phần lá mắc mật, nửa còn lại để nguyên.

Gừng gọt vỏ, băm nhỏ.

Trộn lá mắc mật với 1 thìa hạt nêm, 2 thìa nước tương và gừng băm.

Bước 3: Tẩm ướp thịt vịt

Cho phần lá mắc mật trộn gia vị vào trong bụng vịt. Dùng tăm ghim lại để nguyên liệu không rơi ra trong lúc nấu.

Thịt vịt đừng luộc với nước lã, đem nấu cùng thứ này, thịt thơm lừng, không hôi lại ngọt đậm đà-1

Bước 4: Luộc vịt

Rải lá mắc mật xuống dưới đáy nồi và đặt vịt vào nồi. Đổ 1/2 lon bia vào và bật bếp. Đun nhỏ lửa để vịt chín mềm. Thỉnh thoảng kiểm tra nếu thấy nước cạn thì đổ thêm bia.

Luộc khoảng 45 phút thì kiểm tra xem vịt chín chưa. Lấy một chiếc đũa chọc vào thịt vịt, nếu không thấy nước hồng chảy ra nghĩa là thịt đã chín.

Lấy vịt ra và chặt miếng vừa ăn. Thịt vịt chấm cùng nước tương tỏi ớt, mắm gừng hoặc các loại gia vị khác tùy khẩu vị.

Thịt vịt đừng luộc với nước lã, đem nấu cùng thứ này, thịt thơm lừng, không hôi lại ngọt đậm đà-2

Cách 2:

Nguyên liệu

1 con vịt, 1 nắm lá móc mật, 2 củ gừng to, 2 củ tỏi, muối hạt, đường, hạt nêm, hạt tiêu.

Cách làm

Bước 1: Sơ chế vịt như cách đã hướng dẫn ở trên.

Bước 2:

Lá mắc mật rửa sạch rồi để ráo nước. Một nửa băm nhỏ, một nửa để nguyên.

Gừng nạo vỏ rồi rửa sạch. Đập dập hoặc cắt lát gừng rồi băm nhuyễn.

Bước 3

Chuẩn bị một chiếc nồi lớn đủ để đựng cả con vịt. Cho vịt vào trong nồi rồi thêm một chút muối, hạt nêm, hạt tiêu, gừng băm. Thoa gia vị đều khắp mình vịt. Nhớ ướp gia vị vào cả bên trong.

Lá mắc mật vò nát hoặc băm nhỏ rồi nhét một phần vào bụng vịt một phần. Phần còn lại rải xung quanh vịt. Ướp vịt khoảng 30-40 phút cho ngấm gia vị.

Bước 4:

Lấy một chiếc nồi khác, rải muối trắng kín đầy nồi sao cho khi đặt vịt lên trên, da vịt không chạm trực tiếp vào thành nồi là được.

Rải lá mắc mật lên trên.

Đặt con vịt lên trên cùng rồi đem đi nấu.

Đầy vung nồi và bật lửa vừa. Không để lửa to vì có thể làm cháy vịt.

Thịt vịt đừng luộc với nước lã, đem nấu cùng thứ này, thịt thơm lừng, không hôi lại ngọt đậm đà-3

Nấu khoảng 20-30 phút thì dùng đũa lật vị trí vịt để thịt chín đều. Đậy nắp vung và đun tiếp 20 phút. Khi thấy da vịt chuyển sang màu vàng nâu là được.

Để kiểm tra xem thịt chín chưa, bạn có thể dùng đầu đũa hoặc que nhọn chọc vào phần thịt. Nếu không thấy nước hồng chảy ra nghĩa là thịt vịt đã chín.

Thịt vịt đừng luộc với nước lã, đem nấu cùng thứ này, thịt thơm lừng, không hôi lại ngọt đậm đà-4

Đem vịt đi chặt miếng vừa ăn là được.