Trưng bày 'Khúc ca khải hoàn': Tái hiện không khí Ngày Giải phóng Thủ đô

Sở Hữu Trí Tuệ 07/10/2022 15:27:43

Trưng bày 'Khúc ca khải hoàn': Tái hiện không khí Ngày Giải phóng Thủ đô

17:02, 06/10/2022 $arr[date('w',strtotime($oneNews['push_date']))]

(SHTT) - Nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2022), ngày 5/10, tại di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò ra mắt Trưng bày “Khúc ca khải hoàn”.

Trưng bày “Khúc ca khải hoàn” tái hiện chặng đường chiến đấu oanh liệt của quân và dân Hà Nội trong những năm kháng chiến gian khổ; gợi nhớ cuộc trở về với biết bao cảm xúc. Từ thời khắc lịch sử trọng đại ấy, Hà Nội và cả nước đi lên với những bước chuyển mình quan trọng. Trưng bày cũng thể hiện niềm tự hào và lòng biết ơn những người con đã hy sinh vì Thủ đô thân yêu.

Cụ thể, trưng bày được thể hiện qua 3 nội dung: Bền bỉ kháng chiến, Ngày về chiến thắng và Hà Nội của ta.

Trong đó, nội dung "Bền bỉ kháng chiến" gợi nhắc về giai đoạn lịch sử của đất nước, khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, song thực dân Pháp vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược.

Trưng bày 'Khúc ca khải hoàn': Tái hiện không khí Ngày Giải phóng Thủ đô-1

Các hiện vật tại Trưng bày “Khúc ca khải hoàn”.

Hưởng ứng Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Hà Nội đã kiên cường, bền bỉ chiến đấu. Sau 60 ngày đêm giam chân địch trong lòng thành phố, các chiến sỹ Trung đoàn Thủ đô tạm biệt Hà Nội với lời thề "Ra đi hẹn một ngày về".

Khi tái chiếm Hà Nội, thực dân Pháp thực thi chế độ quân quản, đàn áp phong trào kháng chiến. Nhiều cán bộ, bộ đội, du kích đã anh dũng hy sinh để bảo vệ cơ sở. Các phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên vẫn bùng lên mạnh mẽ. Nhiều cán bộ, chiến sỹ, học sinh, sinh viên bị địch bắt, giam tại Nhà tù Hỏa Lò. Nhưng tất cả đều chung một niềm tin: "Thủ đô sẽ chiến thắng quân thù".

Trưng bày 'Khúc ca khải hoàn': Tái hiện không khí Ngày Giải phóng Thủ đô-2

Câu chuyện trưng bày Khúc ca khải hoàn thu hút đông đảo người xem.

Nội dung "Ngày về chiến thắng" tái hiện sau những năm kháng chiến gian khổ, Ngày về chiến thắng đã không còn xa. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh dấu mốc son lịch sử, buộc địch phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ và rút quân ra khỏi miền Bắc Việt Nam. Trước khi rút khỏi Thủ đô, thực dân Pháp tìm mọi cách phá hoại các cơ sở kinh tế, văn hóa, lôi kéo đồng bào di cư vào Nam, trì hoãn việc trao trả tù binh. Nhưng tất cả đều thất bại trước lòng yêu nước, khát khao tự do của nhân dân. Lực lượng tự vệ, công nhân với thái độ kiên quyết, đúng mực, có lý lẽ đã ngăn chặn hiệu quả sự phá hoại, lôi kéo của địch.

Phần trưng bày “Hà Nội của ta” khẳng định sau gần 68 năm giải phóng, Hà Nội đang ngày một giàu đẹp, văn minh, hiện đại, nhưng ký ức về Thủ đô anh hùng vẫn còn mãi với thời gian.

Những thế hệ công dân Thủ đô sinh sau ngày giải phóng Thủ đô vẫn cảm nhận được niềm tự hào từ các thế hệ cha anh, luôn ghi nhớ, biết ơn những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc, sự toàn vẹn của Hà Nội - Thủ đô anh hùng - Thành phố vì hòa bình.

Trong khuôn khổ Lễ ra mắt trưng bày, đại biểu được hòa cùng không khí hân hoan, hào sảng của ngày Giải phóng Thủ đô 68 năm về trước. Ban tổ chức tái hiện hình ảnh các bà mẹ và các cô gái trong trang phục áo dài thướt tha đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Trong không gian trưng bày rực rỡ cờ hoa, đại biểu cùng hát vang bài hát “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao.

Hương Mi

Nối

Khác

Xem tiếp đi