Thủ tướng Hungary tiết lộ thời gian chấp thuận việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO

Việt giải trí 28/11/2022 14:52:51

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Âu, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Visegarad (gồm Ba Lan , Cộng hòa Séc , Slovakia và Hungary ) ở Slovakia ngày 24/11, Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định Hungary chắc chắn sẽ chấp thuận việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO ) vào đầu năm 2023.

Thủ tướng Hungary tiết lộ thời gian chấp thuận việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO-1

ADVERTISEMENT

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg (giữa) tiếp nhận đơn xin gia nhập liên minh quân sự từ đại sứ Thụy Điển tại NATO Axel Wernhoff (phải) và đại sứ Phần Lan Klaus Korhonen ở Brussels (Bỉ), ngày 18/5/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Theo ông Orban, Quốc hội Hungary sẽ thông qua các nghị định thư kết nạp hai quốc gia Bắc Âu vào NATO ngay sau khi Chính phủ Hungary phê chuẩn, đồng thời nhấn mạnh Budapest quyết thể hiện sự ủng hộ việc gia nhập nói trên và “Thụy Điển và Phần Lan sẽ không phải chờ đợi một phút nào vì Hungary”.

Tại hội nghị này, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cũng yêu cầu người đồng cấp Hungary phê chuẩn việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO “càng sớm càng tốt”. Người đứng đầu Chính phủ Ba Lan cũng tiết lộ Thủ tướng Orban đã khẳng định Quốc hội Hungary sẽ thông qua việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO ngay trong cuộc họp đầu tiên của năm 2023, nghĩa là trong khoảng 1 tháng nữa.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện ngày cụ thể để Quốc hội Hungary họp và thông qua việc kết nạp Thụy Điển và Phần Lan vào NATO vẫn chưa được xác định, vì thông thường Quốc hội Hungary sẽ không họp cho đến tháng 2 hằng năm. Mặc dù vậy, cơ quan này cũng có thể triệu tập một phiên họp bất thường sớm hơn để thông qua việc gia nhập nói trên.

Thụy Điển và Phần Lan đã cùng nộp đơn xin gia nhập NATO hồi tháng 5/2022. Đến nay, đã có 28 trong số 30 quốc gia thành viên NATO chính thức phê chuẩn các thỏa thuận về việc kết nạp, ngoại trừ Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO

Với sự phê chuẩn này, Mỹ đã trở thành quốc gia thứ 23 trong số 30 thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chính thức chấp thuận Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh, sau khi Italy chấp thuận trước đó cùng ngày và Pháp thông qua hôm 2/8.

ADVERTISEMENT

Thủ tướng Hungary tiết lộ thời gian chấp thuận việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO-2

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Mỹ tại Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 3/8, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật phê chuẩn việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, qua đó ủng hộ mạnh mẽ cho việc mở rộng liên minh gồm 30 thành viên này.

Cụ thể, với 95 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã nhất trí ủng hộ việc phê chuẩn 2 văn kiện gia nhập NATO của 2 quốc gia Bắc Âu.

Các thượng nghị sĩ của cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa đều lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ tư cách thành viên NATO của Thụy Điển và Phần Lan, cho rằng 2 quốc gia Bắc Âu là những đồng minh quan trọng và quân đội hiện đại của 2 nước vốn đã hợp tác chặt chẽ với NATO.

Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Bob Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại, 2 quốc gia này sẽ giúp NATO trở nên mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer đã mời đại sứ và các quan chức ngoại giao của Phần Lan và Thụy Điển tới theo dõi cuộc bỏ phiếu.

Như vậy, tính đến nay, Mỹ là quốc gia thứ 23 trong số 30 quốc gia NATO chính thức chấp thuận Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh, sau khi Italy chấp thuận trước đó cùng ngày và Pháp thông qua hôm 2/8.

Theo danh sách của NATO, hiện còn các nước là CH Séc, Hy Lạp, Hungary, Bồ Đào Nha, Slovakia, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa chính thức phê chuẩn việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh.

Theo Hiến chương NATO, việc kết nạp thành viên mới cần phải nhận được sự tán thành của tất cả 30 nước thành viên hiện nay của liên minh, thông qua quá trình đàm phán với rất nhiều thủ tục. Thông thường, việc kết nạp thành viên mới thường cần khoảng từ 8-12 tháng, song NATO đang muốn đẩy nhanh quá trình này.

Nối

Khác

Xem tiếp đi