Thị trường thép tuần qua: Giữ ổn định, chờ cơ hội bứt phá

Kinh Tế Đô Thị 03/10/2022 10:56:20

Thị trường thép đang chờ đợi những tín hiệu tích cực trong quý IV. Bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy mạnh tiến độ.

Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) cho rằng việc nhu cầu quý IV/2022 có thể tăng hay không vẫn còn phụ thuộc nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho vẫn còn cao, các nhà sản xuất cần thời gian để xử lý.

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), chỉ số MXV-Index Kim loại kết thúc ngày giao dịch 28/9 đạt mức 1.528 điểm, thấp hơn gần 20% so với hồi đầu năm. Một trong những nguyên nhân kéo theo đà sụt giảm này đó là sự suy yếu của nhiều mặt hàng kim loại cơ bản, đặc biệt là giá quặng sắt được giao dịch liên thông với Sở giao dịch Singapore (SGX).

So với vùng đỉnh được thiết lập vào hồi đầu tháng 3 ở mức 165 USD/tấn, giá quặng sắt SGX đã đánh mất 40% giá trị, hiện đang đạt mức 94 USD/tấn.

Ngoài quặng sắt, giá của các nguyên liệu đầu vào quan trọng khác cũng cho thấy xu hướng giảm đáng kể. Giá than luyện cốc từ mức 640 USD/tấn hồi giữa tháng 3 giảm xuống còn chưa đầy 300 USD/tấn và thấp hơn cả mức giá đầu năm.

Giá thép phế cũng giảm khoảng 30% so với mức đỉnh trong năm nay. Các đầu vào khác, đặc biệt là sự hạ nhiệt của giá xăng dầu đã góp phần làm giảm áp lực chi phí đối với các doanh nghiệp sản xuất.

Giá thép xây dựng giảm trước đó giúp các nhà đầu các công trình đầu tư công dễ dàng tiếp cận hơn. Tuy nhiên, tốc độ giải ngân đầu tư công hiện nay vẫn còn khá chậm. Theo Bộ Tài chính, trong 8 tháng đầu năm tiến độ giải ngân đầu tư công đạt khoảng 35% kế hoạch năm 2022.

Về hoạt động thương mại quốc tế, theo MXV, trong bối cảnh ngành thép tại khu vực EU đang phải đối diện với loạt rủi ro từ cuộc khủng hoảng năng lượng khiến cho nhiều nhà máy cắt giảm sản lượng và đứng trước tình trạng đóng cửa, Việt Nam có thể tận dụng thời cơ nhằm thúc đẩy xuất khẩu đối với thị trường tiềm năng này.

Năng lực cạnh tranh thép Việt Nam, đặc biệt là thép xây dựng cũng rộng mở hơn trong bối cảnh Trung Quốc hạn chế xuất khẩu thép nhằm hướng tới mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon. Giai đoạn cuối năm cũng sẽ là mùa xây dựng của quốc gia này, do đó, bức tranh tiêu thụ hứa hẹn sẽ có sự khởi sắc hơn.

Theo dự báo của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel) mới đây, sản lượng thép năm 2022 chỉ đạt 1,1 tỷ tấn. Điều này đánh dấu sự thu hẹp lớn nhất về sản lượng thép từ tháng 1 đến tháng 7 trong năm kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.

Trong đó, nhân tố chính trong toàn bộ cuộc tranh luận là Trung Quốc, nước mà nền kinh tế đang suy thoái ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng thép thô của chính nước này khi giảm 6,4% trong tháng 7/2022 và sự sụt giảm nhu cầu thép trong nước. Đồng thời giá đang tác động ngược so với xuất khẩu thép của chính nước này và giá thép toàn cầu.

Các số liệu cho thấy, ngành thép của Trung Quốc đang ở trong tình trạng dễ bị tổn thương. Hiệp hội Gang thép Trung Quốc (CISA) cho biết từ tháng 1 đến tháng 7, tổng lợi nhuận gộp của 90 thành viên nhà thép chủ chốt đã giảm 63,4%. Nguyên nhân chủ yếu do giá nguyên vật liệu cao và giá thép giảm.

CISA cũng cho biết vào tháng 7, có 70% DN thành viên đang hoạt động trong tình trạng thâm hụt. Một dấu hiệu nữa cho thấy những điều nghiệt ngã hiện nay đến từ nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới Baoshan Iron & Stell.

Nối

Khác

Xem tiếp đi