Thắm tình đoàn viên

Báo Quảng Ngãi 22/01/2023 10:47:22

(Báo Quảng Ngãi)- Trước thềm xuân mới, chúng tôi có dịp gặp và nghe ông Nguyễn Tiến Năng - thư ký, trợ lý lâu năm Vào một ngày giáp tết Quý Mão 2023, tôi được nghe Đại tá Vũ Quang - Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ CHQS tỉnh kể về câu chuyện đoàn tụ sau gần 30 năm của gia đình thầy hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quân sự tỉnh Quảng Ngãi. Câu chuyện khiến người nghe xúc động và thêm trân quý hoà bình, gắn kết tình thân.

TIN LIÊN QUAN
  • Vàng sắc mai, thắm tình người
  • Thắm tình đồng đội

Tết đến, những người con xa quê tranh thủ sắp xếp công việc trở về đón Tết đoàn viên cùng gia đình. Trong không khí ấy, đại tá Vũ Quang bỗng nhớ đến câu chuyện đoàn tụ sau 29 năm của gia đình thầy hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quân sự tỉnh Quảng Ngãi. Đó là vào năm 2014, khi đại tá Vũ Quang sưu tra, biên soạn cuốn sách “Lịch sử Trường Quân sự tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 1961 - 2015”. Trong quá trình tìm hiểu, sưu tra danh sách hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên qua các thời kỳ, trong tài liệu có một trang giới thiệu về hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quân chính tỉnh Quảng Ngãi (thành lập năm 1961, nay là Trường Quân sự tỉnh), chỉ để tên là “Nhất Tâm”, không có tên thật và ảnh đính kèm như những đồng chí khác.

Thắm tình đoàn viên-1

Đại tá Vũ Quang thăm, trò chuyện cùng bà Trần Thị Huê (con gái ông Trần Xuân Khương - Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quân sự tỉnh Quảng Ngãi). ẢNH: ĐĂNG SƯƠNG

Đại tá Vũ Quang hỏi thăm nhiều người về thầy hiệu trưởng đầu tiên của Trường Quân sự tỉnh và ông đã có được thông tin quê của thầy hiệu trưởng Nhất Tâm là ở xã Phổ Thạnh (nay là phường Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ). Tìm về Phổ Thạnh, đại tá Vũ Quang gặp em họ của ông Nhất Tâm và biết ông Nhất Tâm tên thật là Trần Xuân Khương, sinh năm 1927. Ông Trần Xuân Khương là cán bộ tập kết ra Bắc năm 1954. Năm 1960, ông Khương nhận nhiệm vụ về Nam thành lập Trường Quân chính tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó, ông Khương vừa giảng dạy, vừa đánh giặc, vừa tăng gia sản xuất. Năm 1967, ông Khương bị thương nặng được đưa ra Bắc chữa trị. Cũng kể từ đó, người thân tại quê nhà mất hẳn liên lạc với ông. Năm 1968, vợ ông Khương là bà Tạ Thị Tới - cán bộ phụ nữ, hoạt động cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ, hy sinh. Ông bà đã có với nhau hai người con là Trần Thị  Huê và Trần Thị Hiền. Cha không có tin tức, mẹ hy sinh, hai người con của ông Khương phải nương tựa vào người thân.

Đại tá Vũ Quang dẫn chúng tôi đến gặp người con gái đầu của ông Nhất Tâm là bà Trần Thị Huê, hiện ở phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi). Bà Huê vui mừng khi gặp lại người biên soạn lịch sử về cha mình. Nhớ lại chặng đường 29 năm tìm thông tin về cha, bà Huê bùi ngùi. Mãi đến năm 1996, chị em bà Huê mới biết tin tức về cha, nhưng ông đã qua đời trước đó 22 năm.

Bà Huê kể, năm 1996, gia đình tôi bất ngờ đón một người khách lạ. Đó là cậu thanh niên 22 tuổi đến từ tỉnh Vĩnh Phúc. Anh ta mang theo một số giấy tờ và bức thư mà cha của anh viết. Bức thư có đoạn: “Tôi tên Trần Xuân Khương, ở xã Phổ Thạnh. Người thanh niên cầm lá thư này tên Trần Xuân Cường (Thắng) con trai của tôi. Cháu vào tìm quê nội và các chị gái của mình...”.

Cũng trong năm 1996, bà Huê ra Vĩnh Phúc gặp người vợ sau của cha mình. Người mẹ thứ hai nắm tay bà Huê khóc và bảo, lúc hấp hối ông Khương vẫn một lòng hướng về quê hương. Ông mong hòa bình để được về quê gặp lại người thân trong gia đình, nhưng năm 1974, ông qua đời do vết thương cũ tái phát. Lá thư ông viết được bà cất kỹ, đợi khi con trai lớn lên sẽ đem vào Quảng Ngãi như lời dặn của chồng.

“Qua câu chuyện này, chúng ta càng thấy rõ sự khốc liệt của chiến tranh. Song, dẫu xa cách bao nhiêu năm, con cháu vẫn sẽ tìm về quê cha đất tổ, chị em đoàn viên, thắm tình như lời dặn của người đi trước”, đại tá Vũ Quang chia sẻ.

ĐĂNG SƯƠNG

Nối

Khác

Xem tiếp đi