Phạt 7,5 triệu đồng đăng tin sai sự thật 'học sinh ăn cơm với thịt chuột'

Tiin 07/10/2022 15:17:30
Phạt 7,5 triệu đồng đăng tin sai sự thật 'học sinh ăn cơm với thịt chuột'-1

Trước đó, ông H.N.S là người đăng bài viết 'Xót xa trước hộp cơm của các em học sinh vùng cao Nam Giang' với thông tin hộp cơm chỉ có thịt chuột của học sinh vùng cao Nam Giang trên mạng xã hội đã lan truyền nhanh trên Facebook và nhận được sự quan tâm với nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội.

Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam xác định, hình ảnh trong bài viết được chụp vào thời điểm tháng 12/2019 tại chương trình 'Ngày Tết quê em' của Trường mầm non Thạch Mỹ, hình ảnh trong bài viết được đăng tải là không trung thực về sự việc, bối cảnh diễn ra.

Hành vi của ông H.N.S được xác định là lợi dụng mạng xã hội để cung cấp thông tin sai sự thật, căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Trưởng phòng Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP. Đà Nẵng đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính ông H.N.S với mức phạt 7,5 triệu đồng.

Trước đó, Báo Điện tử Chính phủ đã thông tin phản hồi của UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam về hộp cơm kèm theo con chuột được cho là bữa ăn của học sinh vùng cao huyện Nam Giang lan truyền trên mạng xã hội.

UBND huyện Nam Giang cho biết, qua xác minh cho thấy, hình ảnh trên được chụp vào thời điểm tháng 12/2019 tại một điểm trường lẻ cơ sở thôn Dung, khi Trường mầm non Thạch Mỹ tổ chức hoạt động 'Ngày Tết quê em', trong đó có hoạt động Lễ hội ẩm thực truyền thống.

Theo nội dung hoạt động, có phần thi chế biến, trưng bày các món ăn đặc sản truyền thống của các dân tộc sinh sống trên địa bàn nên giáo viên đã vận động phụ huynh mang theo các thực phẩm, món ăn truyền thống của địa phương đến trường để cùng chế biến và trưng bày tại ngày hội. Trong đó có phụ huynh đã mang theo cơm với thịt chuột rừng (món ăn dân dã của đồng bào) và cô giáo đã chụp lại làm kỷ niệm.

Tuy nhiên thời gian qua, cô giáo đã có chia sẻ hình ảnh trong nhóm, sau đó bị lan truyền trên mạng xã hội, người dùng Facebook mượn hình ảnh này đăng tải thông tin không trung thực về sự việc, bối cảnh diễn ra sự việc.

>> Xem thêm: Xác định người đăng tin sai sự thật về học sinh ăn cơm với duy nhất món thịt chuột

Nối

Khác

Xem tiếp đi